Saturday, April 4, 2020

On the Road Q2 2020

Sau khi Quốc hội Mỹ và Fed bơm các chính sách hỗ trợ ra thị trường, thị trường dịu lại. VIX thấp xuống, trong khi các biến động trong ngày của DJIA không còn lên đến con số vài nghìn điểm như những ngày trước. Đây rõ ràng là dấu hiệu thị trường đã bình ổn lại. Do đó, tôi cũng không cần phải take note ngày qua ngày như trước nữa. 

Trong thời gian social distancing, diễn biến chính trị trở nên rất đặc biệt: Joe Biden không còn được đi bốc phét trong các buổi tụ tập hội hè nữa. Trong khi đó, tổng thống Mỹ ngốc nghếch đáng yêu Donald Trump ngày nào cũng lên sóng brief về tình hình dịch bệnh, làm cho chỉ số tín nhiệm với ông tăng lên: voters trở nên engaged với các nỗ lực chống dịch bệnh của chính phủ. Khi Joe Biden không thể làm gì khác ngoài việc ngồi nhìn đối thủ mình chiếm trọn sóng truyền hình, đối trọng duy nhất của Dems là Andrew Coumo, thống đốc bang NY cũng lên sóng hàng ngày. NY là tâm điểm lớn nhất của bệnh dịch của Mỹ lúc này: tới ngày 5/4/2020, thế giới có tổng cộng 1.2 triệu ca, thì Mỹ chiếm 25% với 311k ca, với NY có xấp xỉ 115k ca (khoảng 37%). Thống đốc đảng Dân chủ này đã để tình hình dịch bệnh lan rộng mà gần như không hề chuẩn bị gì (ông còn nói rằng ông không nghĩ quyết định quarantine toàn bộ NY là hợp pháp, hàm ý rằng bang sẽ kiện quyết định của Tổng thống nếu bị quarantined.). Tuy nhiên, cũng như tổng thống Trump, ông Cuomo được dân tình nhiệt liệt ủng hộ. 

Thứ Năm ngày 2/4/2020, con số Jobless claims ra con số 6.65 triệu, sau con số 3.3 triệu tuần trước. Thị trường đã giảm điểm từ mức tăng khoảng 300 điểm, xuống âm khoảng 100-200 điểm, trước khi hồi phục. 

Cùng ngày, Tổng thống Trump đã môi giới việc kết nối lại đối thoại giữa Saudi và Nga. Hai nước đã cắt đứt tất cả các kênh liên lạc sau khi đàm phán về sản lượng dầu đổ vỡ vào tháng Ba, nên không còn cách nào có thể nói "tôi muốn X, còn anh muốn gì?" được nữa. Trump đã gọi điện cho Putin, sau đó gọi cho MBS. Ổng hi vọng sản lượng dầu 10 triệu thùng sẽ được cắt. Theo luật chống độc quyền Mỹ, các nhà sản xuất dầu của nước này không được tham gia các cartel để dàn xếp giá dầu, nhưng họ toàn toàn có thể đồng ý một luật lệ hoặc quy định nào đó mang tính kỹ thuật như chính phủ hoặc bang yêu cầu đóng cửa các giàn khoan dầu để đề phòng dịch bệnh đang lan rộng. Khối OPEC+ ít nhất thì sẽ có một cuộc hôp trực tuyến vào thứ Hai. Tuy nhiên, vì Saudi và Nga đang rất ghét nhau, và quan chức hai bên đang đối thoại kiểu "tại nó chứ không phải tại tao", và "cái gì, đầu đuôi là do nó hết, thằng khốn nạn" nên cuộc họp sẽ bị dời lại đâu đó vào thứ Tư hoặc thứ Năm. Cũng có thể là lý do như trên, nhưng cũng có thể lý do là cần thời gian để xắp xếp các vấn đề kỹ thuật phía sau (ví dụ như cần thời gian để Mỹ sắp xếp để có thể đưa ra các offer mang tính thực tiễn như cắt sản lượng.)

Traders đã tận dụng tình hình giá dầu rẻ và contagion trên market, để tích trữ dầu trên tầu, làm cho cước tankers tăng vọt, đặc biệt là các loại VLCC (và Ultra large), Suezmax. Loại Aframax có lẽ cũng được hưởng lợi đôi chút từ giá cước tăng. 

Trong nước, giá cổ phiếu hồi phục mạnh sau các công bố về chính sách hỗ trợ của chính phủ (giảm lãi suất, giãn nợ, tăng đầu tư công.) Gói đầu tư công đầu tiên có quy mô VND 30Tn, được quản lý bởi bộ Tài chính. Quy mô gói này tăng lên 80Tn, sau đó được đề xuất tăng lên 180Tn. VN-Index đóng cửa ngày thứ Sáu 3/5/2020 ở 701.8 điểm, so với mức 696 điểm một tuần trước đó. Mức thấp nhất của chỉ số này là 662 điểm vào ngày 31/3/2020, khi thủ tướng kí quyết định "cách ly xã hội." 

Hiện tại, tôi đang underweight nặng với chỉ 10% cổ phiếu. Thị trường đang có vẻ giống như trong vùng đáy: tôi có hai lựa chọn. Một là mua vào cổ phiếu ngay bây giờ (khi có dấu hiệu đáy đã được tạo lập), hoặc chờ chốt lời đợt tới sẽ làm thị trường điều chỉnh. Thông thường, tôi sẽ mua khi có new high, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh đầy bất ổn như này, tôi sẽ mua khi thị trường dip. 

Ngày thứ Hai 6/4/2020, thủ tướng Anh Boris Johnson phải vào ICU - 10 Downing giải thích rằng đây là một biện pháp phòng ngừa. Có vẻ như thế thật, vì vào cuối tuần 11-12/4/2020, có tin ông đã ra khỏi ICU và có thể bước được những bước đi ngắn. 

Do triển vọng về việc đàm phán cắt giảm sản lượng dầu, giá dầu WTI đã hồi phục mạnh lên mức $28.25 vào ngày 3/4/2020. Giá dầu có biến động đôi chút, do cuộc họp giữa OPEC+ bị dời lại vào thứ Năm. Sau đó, Mexico tuyên bố sẽ không cắt giảm sản lượng, khiến cuộc đàm phán của cả nhóm có nguy cơ bị đổ bể - trước khi tổng thống Trump có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mexico, tuyên bố sẽ gánh chịu thay cho phần cắt giảm của Mexico. Trump, vốn dĩ rất ghét OPEC, ông nói thẳng rằng ông ghét tổ chức này vì nó là một cartel để giàn xếp giá, gây hại cho người dùng Mỹ (vốn sẽ thiệt thòi khi giá cao). Nhưng sau này, khi vai trò của ngành O&G của Mỹ trở nên lớn hơn, chiếm đến 5% lao động của nước Mỹ, và Mỹ chuyển dịch từ một nước tiêu thụ dầu mỏ (net) sang một nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ (net), bỗng nhiên nước này sẽ chịu thiệt hại nặng khi giá dầu thấp. 

Cuộc họp giữa bộ trưởng năng lượng các nước G20 chuyển thành một đàm phán về việc cắt giảm sản lượng dầu. Tuy nhiên, với nền kinh tế thế giới đang ngừng trệ, cầu giảm sút đến 20-25%, việc bớt đi 10 triệu (dự kiến)-15 triệu thùng dầu (sau này có được nhắc tới)  từ nguồn cung có lẽ không làm thay đổi bức tranh cung cấp, dù có thể nó sẽ làm dịu bớt tình trạng dư cung. Với mức giá dầu dưới xa mức hòa vốn cả của chủ mỏ trong khu vực, (PVD thường thông tin rằng giá Brent ở trên $60 thì operators có lãi tương đối), hầu như chắc chắn rằng các dự án capex sẽ bị cắt bỏ, và chả ai còn muốn khoan nữa. Tôi sẽ không mua PVD cho đến khi có triển vọng tốt của tình hình capex, mặc dù tôi thừa nhận ở mức giá 7.0k/share, tương đương với khoảng .2x PBR, mức này khá hấp dẫn nếu tính theo phương diện replacement cost. 

Một điều thú vị là chiếc hàng không mẫu hạm Roosevelt đến thăm Đà Nẵng như là một strategic decision từ phía Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam đã có những bước ngoặt bất ngờ. Đoàn thủy thủ lên bờ, ở một vài khách sạn, đi thăm một số nơi. Sau đó, ba thủy thủ trên tàu bị nhiễm, rồi nhanh chóng lây ra cho hàng trăm thủy thủ khác trên tàu. Bên Mỹ và Việt Nam đều khá bối rối, vì chuyến thăm dựa trên thông tin rằng các đối tượng thăm viếng đều không bị nhiễm. Có khả năng họ bị nhiễm từ tiếp xúc tại Đà Nẵng, như thế có thể có những ca nhiễm trong cộng đồng không có triệu chứng, nhưng cũng có thể họ bị nhiễm từ một vài chuyến bay khác mà tàu tiếp nhân. Thuyền trưởng Crozier đã viết một memo trong đó nói rằng "đây không phải là thời chiến, các thủy thủ của chúng ta không cần phải chết", đề nghị cho thủy thủ lên bờ để chữa trị và cách ly, vì điều kiện trên tàu không phải là nơi lý tưởng để làm việc đó. Sau đó ông gửi cái memo này cho cấp trên, cùng vài chục người khác. Dĩ nhiên là cái memo này bị leaked ra báo giới, và ngay lập tức ông bị sa thải. Người sa thải ông nói rằng "thuyền trưởng đã làm một việc ngây thơ và ngu dốt". Người sa thải ông sau này cũng phải từ chức vì nhận xét trên, vì bỗng nhiên hình ảnh Crozier bảo vệ thuyền viên được công chúng nhìn nhận là hợp lý, trong khi nhận xét trên của người sa thải bỗng trở nên "ngây thơ và ngu dốt." Nhưng nhìn từ cách nào, vai trò của Hải quân là phải bảo đảm tính sẵn sàng chiến đấu, và việc một con tàu hàng không mẫu hạm mất đi khả năng này là điều không được phép. Hải quân, do đó, có lý trong việc cho thôi việc thuyền trưởng Crozier. 
(Về sau, điều tra cho thấy thủy thủ tàu sân bay bị nhiễm là do các chuyến bay trên tàu chứ không phải từ việc (Da Nang) port visits.)

Trong tuần, ngày 7/4/2020, Fed tiếp tục đưa ra các facility mới, trong đó sẽ mua nợ của các doanh nghiệp nhỏ theo chương trình Payroll Protection Program (PPP) của chính phủ. Sau đó, lại có thông tin về một chương trình gọi là Main Street Lending program trị giá $600 tỷ. Đồng thời, Pelosi cũng nói rằng các chương trình kích thích kế tiếp có thể dễ dàng đạt quy mô hơn một nghìn tỷ đô. Với các biện pháp hỗ trợ liên tục được đưa ra, thị trường cổ phiếu Mỹ cứ tiếp tục tăng điểm. 

Jobless claims vào ngày thứ Năm 9/4/2020 lại tiếp tục là con số 6.6 triệu.  Những con số thất nghiệp tiếp tục gây choáng váng. Ngày 16/4/2020, Jobless claims là 5.2 triệu. Ngày 23/4, thêm 4.4 triệu người thất nghiệp. Ngày thứ Năm 30/4, lại thêm 3.8 triệu người claims thất nghiệp. GDP của Mỹ trong Q1/2020 giảm 4.8% so với Q4/2019.

Điểm tốt là số người nộp đơn thất nghiệp mới đang giảm dần. Điểm xấu là nếu nền kinh tế càng chậm trở lại hoạt động, sẽ càng lâu ít khả năng cho phục hồi diễn ra nhanh chóng (theo hình chữ V).

Trong khi đó, thị trường cổ phiếu Mỹ cứ tăng mãi.

Vào ngày 20/4/2020, giá dầu WTI làm nên điều lịch sử là giá settle cho hợp đồng tháng Năm đóng cửa ở mức $-37/brl. Điều này hàm ý rằng người bán phải trả tiền cho người mua để người mua nhận dầu hộ cho. Đằng sau chuyện có vẻ kì cục này là một câu chuyện thường thấy trong operation: chi phí để đóng một giếng dầu cao hơn là việc cứ để nó tiếp tục chạy, tương tự như rất đắt đỏ để đóng cửa hoàn toàn một nhà máy. Việc đóng một giếng dầu sẽ gây ra các tổn hại vật lý giếng, khiến giếng có thể sẽ không thể khai thác trở lại được nữa. 

Nhưng để giá dầu có thể đóng cửa ở một mức giá âm, phải thực sự có sự liên hệ chặt chẽ về mặt trách nhiệm vật lý giữa thị trường tài chính của oil markets với thị trường vật lý, trong đó người mua buộc phải nhận dầu, và phải tìm kiếm storage để chứa dầu. Nếu người mua không có nghĩa vụ này, và họ không phải nhận dầu, về mặt logic chẳng có lý do gì giá dầu phải âm. 

Tuy nhiên, tôi suy luận rằng điều này có nghĩa là khi một hợp đồng giao sau (futures) được phát sinh khi người bán dầu vật lý đứng sau hợp đồng này. Họ cam kết sẽ giao dầu vào một thời điểm quanh ngày settlement cho người mua dầu (futures) A ở một mức giá N. Sau đó, futures contracts này được giao dịch từ người A, cho các người A1, A2, ... An, và giá dầu cũng thay đổi từ mức giá N ban đầu thành các mức N1, N2, ...Nn vào ngày đáo hạn. Người sản xuất dầu vật lý (người bán dầu đầu tiên) sẽ giao dầu cho người mua An cuối cùng, người này đã mua dầu với mức giá âm -37/brl. Trên thực tế, khi hợp đồng khởi phát, giá dầu là một mức giá dương N. Điều này không có nghĩa rằng nhà sản xuất dầu vật lý phải bán dầu ở mức giá âm, mà họ vẫn được hưởng ở mức giá dương N trước đó.

Tuy nhiên, có những hợp đồng giao dịch dầu vật lý lấy tham chiếu là mức giá hiện tại trên thị trường tài chính sẽ bị ảnh hưởng, và ở mức giá rất thấp. Trước khi giá dầu xuống mức âm tại Mỹ, giá dầu tại Canada đã xuống đến mức thấp là 4 đô/brl, trong khi giá dầu WTI ngọt nhẹ trên thị trường vẫn là khoảng 20/brl. Khi không có người mua, mà nhà sản xuất không thể đổ bỏ dầu ra môi trường, thật tình là người sản xuất phải trả tiền để có ai đó mang dầu đi hộ - khi nhà sản xuất không muốn đóng cửa giếng dầu. 

Trên thực tế, đã có những thi trường giá âm, tức là người bán phải trả tiền cho người mua. Thị trường điện tại Đức, theo như Vũ của Temasek đã có mức giá âm trong quá khứ. 

Tại thị trường Việt Nam, từ ngày 14-17/4 tôi đã mua mạnh và giữ một vị thế đòn bẩy 150% (!) - tôi leverage ác liệt vì tôi nhìn theo thị trường - mặc dù có nhiều e ngại với fundamentals của thị trường, tôi theo thị trường hơn là những phân tích lý thuyết của mình. Thị trường có thể chạy theo nhiều cách, và đến khi nó trở lại với phân tích đúng của bạn, bạn đã chết rồi. The market can stay irrational longer than you can stay solvent. Tôi có thể trade như dòng nước, nên tôi đã leverage thật cao, với 7000 cổ phiếu MWG mua ở giá trung bình 77.56k/share, và 7000 PNJ mua ở giá trung bình 58.48k/share, và một vài thứ khác. 

Tôi đã sững người khi nhìn thấy giá dầu WTI giảm xuống mức âm 37 khi sáng tỉnh dậy, mặc dù cả đêm hầu như không ngủ được. Thêm một ngày suy nghĩ, tôi coi đây là một dấu hiệu thể hiện sự xáo trộn về các yếu tố fundamentals rõ ràng và dễ thấy nhất trên thị trường. Chắc chắn là có nhiều xáo trộn khác đến công việc kinh doanh, đến dòng tiền và tiêu dùng. Giá dầu âm có thể chỉ là một phần nổi của tảng băng. Ai có thể tin được vào cơ bản của nền kinh tế và của doanh nghiệp, khi hàng triệu người thất nghiệp. Trong khi đó, các con số của Q1 2020 thật ra là irrelevant, trở nên backward looking. Các con số Q2 2020, khi nền kinh tế đóng cửa mới trở nên quan trọng hơn, nhưng còn hàng tháng nữa các con số đó mới đập vào mắt. Trước khi biết được điều gì xảy ra, thị trường tin vào các gói stimulus của Fed và của chính phủ. Nhưng hàng triệu người thất nghiệp, cắt giảm chi tiêu, thiếu hụt thanh khoản: kể cả với stimulus của chính phủ, bạn sẽ thấy người tiêu dùng vì lo sợ nên cắt giảm chi tiêu, các doanh nghiệp giảm đầu tư. Hệ quả là tiền trong hệ thống giảm.

Thị trường cổ phiếu giảm giá mạnh -592 điểm, xuống còn 23,650 điểm trong ngày 20/4 giá dầu âm. Vì thế, tôi quyết định bán đi cổ phiếu. Tuy nhiên, đêm đó là đêm tôi bị mất ngủ. Đợt virus này đã consumed tôi mentally, nên tôi ngủ khó khăn và tỉnh dậy sớm hơn. Tôi không hành động gì trong ngày giao dịch 21/4 tại Việt Nam. Đến đêm 21/4, thị trường cổ phiếu Mỹ tiếp tục giảm thêm 632 điểm. Và tôi hoảng hồn, nghĩ rằng với mức depressed của giá dầu, nhóm O&G trong nước sẽ thê thảm, và thị trường chung khó có thể mạnh được nếu nhóm này yếu. Nghĩ thế, tôi đã bán quách MWG và PNJ. Trước khi giá dầu âm, MWG ở mức khoảng 84-85k/share, trong khi PNJ ở khoảng trên 60 - nhờ đó tôi có mức lợi nhuận trên giấy là khoảng 10% cho tháng Tư nếu tôi chốt ở mức này.

Tuy nhiên, có lẽ do mất ngủ làm tôi suy nghĩ chậm chạp, và nhiều toan tính ngu si khác trong đầu, tôi đã không hành động gì vào phiên đầu tiên, lẽ ra có một mức lợi nhuận tạm ổn trên 10% cho tháng Tư. Tôi bán sạch vào ngày hôm sau, nên chả được xu mẹ nào, mà lại còn lỗ. Tôi bán PNJ ở mức trung bình 57.24, và MWG ở mức 77.2. Điều an ủi duy nhất là PVP hồi phục.

Một điều đáng tiếc là trong tháng Ba, tôi đã cắt giảm toàn bộ danh mục, bao gồm kể cả NT2. NT2 ở mức giá 16.6 mà tôi bán có mức lợi suất cổ tức khoảng 15%. Tới ngày 1/5/2020, nó đóng cửa trên mức 20. Tôi nhận ra rằng khi tôi giữ NT2 ở mức giá mua vào trung bình khoảng 16.9, khi cổ phiếu giảm về 16, tôi chỉ mất 5.3%. Nhưng, dường như đặt nó trên tài khoản margin làm tôi có xu hướng nhạy cảm hơn với lãi/lỗ. Trong khi đó, PVP dao động từ mức khoảng trên 6 xuống mức thấp khoảng 4.7, tương đương với 21.7%, tôi lại không cảm thấy thua lỗ gì vì tôi đặt trên tài khoản giao dịch không margin. 

Chắc chắn là tâm lý giao dịch ngắn hạn khiến tôi đã bán NT2 ở mức lợi suất hấp dẫn 15% - nếu tôi giữ 10,000 hay 15,000 cổ phiếu như trước đây, lẽ ra tôi đã không bỏ qua lợi nhuận 40-60 triệu - vì bây giờ giá NT2 đang ở mức hơn 20k/share. Tuy nhiên, có thể rằng bản thân việc đối chiếu với giá thị trường (khi giá tăng cao như này) cũng phản ánh một tâm lý speculative thay vì investing. Tương tự, tôi, thay vì mua vào hoặc giữ MWG ở mức giá 7x lần TTM earnings, thì lại bán ra ở mức giá này và đứng ngoài nhìn cổ phiếu hồi phục. Tệ hơn một chút, nhưng vẫn rất hấp dẫn là mức giá 9.7x lần earning của PNJ. Tôi đã bỏ qua hết thảy.

Tuy nhiên, chắc chắn một điều rút ra là để tiền trong tài khoản margin sẽ khiến hành động của tôi có xu hướng speculative hơn là investing. Để tiền trong tài khoản thường có vẻ giúp tôi coi đó là một tài sản đẻ ra earning và returns hơn, và tôi yên tâm tích lũy dài hạn hơn. Do đó, trong tháng Tư, tôi nộp tiền vào tài khoản thường, 60 triệu. Tôi sẽ tiếp tục nộp tiền vào tài khoản thường để hướng các hoạt động mang tính dài hạn - tôi e ngại rằng mặc dù tôi hướng đến việc đầu tư, tiền trong tài khoản margin làm tôi có xu hướng đầu cơ. Nếu tôi để NT2 trong tài khoản thường, chắc chắn là tôi sẽ không trade cổ phiếu này.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam đã dịu đi vào cuối tháng Tư, và chính phủ đã bãi bỏ việc giãn cách xã hội. Các biện pháp phòng ngừa vẫn còn đó, như nhiều quán bar vẫn bị đóng cửa, và bản thân người tiêu dùng cũng chưa sẵn sàng quay lại những chỗ như này. Quán ăn Mezz ở Sofitel Saigon mà tôi định dùng buffet cho mấy ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 này còn chưa mở đến tận cuối tháng Năm, khi mà họ cho rằng nhu cầu bắt đầu phục hồi đủ để mở cửa trở lại. 

Một điều dai dẳng là phi công người Anh vẫn ở trong tình trạng nguy kịch, tiếp tục phải dùng ECMO. Tôi biết chính phủ cố gắng muốn cứu chữa bệnh nhân, để tạo một tin tưởng với Vietnamese citizens rằng người bệnh sẽ được tận lực cứu chữa. Nó muốn tạo ra một thành tích trong sạch về bệnh dịch, rằng không có ai bị chết. Tuy nhiên, nếu có một cái chết đầu tiên, có thể thị trường sẽ bị ảnh hưởng tâm lí và suy giảm. 

Một điều khác, thanks to the eased situation in Vietnam, I no longer have to track the tabloids Thanh Niên, and Tuổi Trẻ for infected figures, thus don't have to suppress my frustration with local journalism. 

Vào thời điểm cuối tháng Tư, tôi chỉ còn giữ rất ít cổ phiếu: 13.6% danh mục, trong đó chủ yếu là từ 15,200 cổ phiếu PVP. Từ mức giá thấp 659 vào ngày 24/3, VNIndex đã tăng 16.7% lên mức hiện tại 1/5/2020. Tôi vẫn cho rằng có thể có một đợt điều chỉnh giảm kế tiếp của thị trường cổ phiếu. Đợt giảm giá sắp tới (nếu có) sẽ là cơ hội tốt để thứ nhất là cho bức tranh về nền kinh tế và doanh nghiệp đã trở nên rõ ràng hơn, và thứ hai cũng đồng thời giúp tôi có thể tránh phải nắm giữ cổ phiếu trong bối cảnh rủi ro cao - vốn dĩ sẽ làm tâm lý dễ dao động hơn.

To wrap up what I did during the pandemic (consult price chart):

Nhìn lại kĩ hơn lịch sử giao dịch, tôi đã có tới 6 lần cố gắng mua vào để cố gắng mua giá rẻ trong đợt dịch covid19 này : 

- Đợt thứ nhất: vào cuối tháng hai, khi giá MWG bình ổn quanh 105. Mức giá này tốt hơn nhiều so với mức khoảng 120 trước đây. Đồng thời, tôi khá underestimate bệnh dịch, khi cho rằng nó sẽ nhanh chóng qua đi khi đến hè, và rằng thị trường sẽ nhanh quên bệnh dịch này. Đây là cơ hội tốt cho việc mua vào và nắm giữ cổ phiếu. Tôi bán ra nhóm MWG (102.5, 96), FPT (khoang 54) khi thấy thông tin rằng quỹ Diamond không raise được nhiều tiền như kì vọng và thị trường đang yếu đi. 

- Đợt thứ hai: 13/3: khi MWG rơi sàn nhiều phiên liền, từ giá hơn 100 rớt xuống còn khoảng 76k. Tôi mua khi giá bắt đầu hồi phục, dư bán sàn bị hấp thụ hết (76), nhưng cũng nhanh chóng bán đi cắt lỗ ở 73-76. 

- Đợt thứ ba: 25/3/2020: mua MWG quanh giá 69-71, nhưng cổ phiếu liên tục giảm sau đó, xuống còn 59. Cắt lỗ ở giá 59, đúng đáy, sau khi có thông tin về việc "cách ly xã hôi."

- Đợt thứ tư: MWG tổ chức analyst meeting, và cổ phiếu bật mạnh lên giá trần sau đó khiến tôi không thể mua MWG được, đành phải mua FPT, PNJ thay thế. Đóng vị thế ngay sau khi đủ T+3, vì tôi e rằng đây chỉ là một cái dead cat bounce.

Các đợt mua thứ hai tới thứ tư có tỷ trọng nhỏ do thị trường giảm giá.  

- Đợt thứ năm: 14/4/2020: Mua sau khi thấy tình hình dịch bệnh thế giới ổn định lại, và các quốc gia bắt đầu tính đến chuyện exit strategy. Tỷ trọng đòn bẩy lên tới 150%. Trên thị trường thế giới, giá cổ phiếu tăng, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ tăng trở lai. Bán đi sau hai ngày thấy giá dầu âm (DJIA giảm liên tục 600 điểm trong hai ngày)

- Đợt thứ sáu ngày 6/5/2020: khi cảm thấy nhịp điều chỉnh có thể không xuống sâu hơn. Cho rằng thị trường sẽ có higher low. Mua MWG ở giá gần thấp nhất thị trường, 79.1-79.4. Hiện tại vẫn đang nắm giữ với tỉ trọng đòn bẩy 130%.  

Trong tháng Tư, danh mục tôi hồi phục nhẹ 0.35% hầu như không có lời chủ yếu vì tôi không kịp mua các cổ phiếu mạnh, đồng thời lại ngay lập tức phải bán ra sau khi giá dầu âm for risk management. 

Trong tháng 5, tôi mua các cổ phiếu với gía trung bình như sau
6000 MWG,giá trung bình 80.53
1000 NT2
12000 HPG giá 23.4
7000 PHR giá trung bình 50.09

Danh mục trong tháng Năm của tôi phục hồi 13.04%. YTD, tôi đang lỗ 18.5%. Tới đầu tháng 6, tôi đang nắm giữ danh mục leveraged khoảng 150%. 

Quý Hai thông thường sẽ là thời gian các công ty tổ chức đại hội cổ đông (AGM). Dịch covid năm nay khiến AGM diễn ra muộn hơn so với thường lệ: có một vài công ty tổ chức sớm như:

- HAX (hình như ngày 28/3). Tôi đi đại hội cổ đông mà đeo găng tay, khẩu trang kín mít như đi vào một nơi chiến trường nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi AGM của HAX diễn ra vài ngày thì chính phủ tuyên bố giãn cách xã hội vào ngày 31/3/2020, điều đã khiến một vài quỹ nước ngoài nào đó bán hơn 1 triệu cổ phiếu HPG giá sàn. Cá nhân tôi cũng bán NT2 đúng giá sàn, MWG quanh giá đáy 59: không dễ để bạn stick với value, khi thị trường bị cuốn đi bởi những nỗi sợ hãi cùng cực rất hợp lý. Rational fear. 

- FPT tổ chức AGM online, mặc dù điều lệ của công ty này chưa cho phép biểu quyết như vậy. Vì thế, FPT đã đề nghị các cổ đông biểu quyết trước - tôi không được phép làm như vậy. Nguyên tắc governance của chúng tôi là không được phép. 

Thế nên, sau khi tình hình dịch bệnh đã tạm lắng, các công ty đổ xô đi tổ chức. Mấy công ty trong danh mục của tôi là NT2, PNJ (mặc dù NT2 hiện tại tôi chỉ còn 1000 cổ phiếu - tôi dự định sẽ tìm kiếm một điểm nào đó để mua thêm.) 

23-29/6: Bệnh dịch trở nên bùng phát tại các bang AZ, TX, FL. Bỗng nhiên các bang đã mở cửa trở lại nay lại phải đóng cửa, ngoài ba bang nói trên thêm vào CA. Thị trường DJIA giảm điểm trở lại. Tôi nghĩ giai đoạn thị trường tăng mạnh vừa rồi là vì expectation của một V-shaped recovery, với tiêu dùng tăng nhanh trở lại, số việc làm mất đi thấp hơn dự kiến (thậm chí số việc làm tạo ra lại gây bất ngờ.) Tuy nhiên, khi làn sóng nhiễm bệnh gia tăng đã đe dọa sự phục hồi, gây tâm lý e ngại và gia tăng chốt lời. Tôi cho rằng the long-awaited leg down is coming.


Tôi bán mạnh cổ phiếu trong các ngày 23, 25, 29/6 để giảm tỷ trọng leveraged từ 160% cổ phiếu xuống mức hiện tại khoảng 43% cổ phiếu. Mức này là mức rất an toàn với khả năng chịu đựng thua lỗ của tôi.



Food for thought: 

DJIA đã tăng từ mức thấp nhất 18,591 điểm vào ngày 23/3/2020 lên mức 24,633 (+32.5%) vào ngày 29/4/2020. Liệu thị trường cổ phiếu có thể tăng mãi khi:

- Doanh nghiệp không hề có doanh thu, đừng nói là có đến lợi nhuận. Các biện pháp hỗ trợ của Fed và chính phủ nhằm mang tính thanh khoản cho các doanh nghiệp này (nhằm vào balance sheet chứ không phải vào business performance - or P&L). Hiện tại, thị trường không quan tâm đến P&L mà chỉ để ý đến BS, xem một doanh nghiệp có sụp đổ hay không. Nhưng nếu doanh nghiệp có thể sống, tại sao nó lại xứng đáng trade ở x lần earning, x vốn dĩ rất cao trước khi khủng hoảng? Một lúc nào đấy, reality sẽ hit in the face, và kéo thị trường giảm điểm. 

Tuy nhiên, một điều cũng hoàn toàn rõ ràng khác rằng Q2 2020 đã là đáy của suy giảm của nền kinh tế, và kinh tế sẽ hồi phục từ Q3 2020. Do đó, kể cả các con số thất nghiệp hàng tuần vẫn trên 2 triệu người, thị trường tập trung vào khả năng phục hồi. Trong Q3, các con số thống kê sẽ chứng kiến số lượng thất nghiệp giảm mạnh. 

-Trước đây tôi khá ngây thơ khi nghĩ rằng dịch bệnh chỉ đến trong vài tháng, và biến mất, do đó trong valuation của công ty chỉ mất dòng tiền vài tháng, không thể justified cho valuation giảm mạnh 30-50% (điều có nghĩa là toàn bộ dòng tiền trong tương lai sẽ bị giảm mạnh 30-50%.) Mặc dù ý này có phần rất đúng, đúng là không thể coi toàn bộ dòng tiền của công ty sẽ giảm 30-50% trong dài hạn được. Tuy nhiên, với việc Fed và chính phủ cứu giúp nền kinh tế, đến một lúc nào đó, nó phải ngừng lại. Khi đó, chính phủ vốn dĩ đã tiêu một lượng ngân sách khổng lồ để giúp người lao động và doanh nghiệp, phải tìm cách thu hồi lại khoản tiền này, thông qua:

+ tăng thuế để lấy lại nguồn thu, và/hoặc
+ giảm chi tiêu và đầu tư

cả hai việc đều gây ra một nền kinh tế trì trệ trong nhiều năm. Việc chính phủ chi tiêu cao để chống khủng hoảng, sẽ xảy ra một tình trạng là big government, và một khi chính phủ trở nên quá lớn, có thể phải mất nhiều thập kỉ để xoay ngược để nó trở lại tinh gọn so với quy mô mới của nền kinh tế (tức là nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nhưng chi tiêu của chính phủ sẽ tăng mức chậm hơn, để tại một mức nào đó, vai trò chính phủ trở nên nhỏ hơn trong nền kinh tế.)

https://www.bloomberg.com/news/features/2020-06-08/vietnam-s-richest-man-plans-ventilator-exports-for-covid-19-cases?srnd=premium-asia&sref=Gz4UHxVn A fascinating write up about how things has been fast evolving in the US:
https://www.wsj.com/graphics/march-changed-everything/?mod=article_inline&mod=hp_lead_pos7
https://www.wsj.com/articles/what-negative-prices-tell-us-about-the-future-11587816180
https://www.wsj.com/articles/coronavirus-means-the-era-of-big-government-isback-11587923184?mod=searchresults&page=1&pos=14
https://www.economist.com/briefing/2020/04/30/the-90-economy-that-lockdowns-will-leave-behind
https://www.economist.com/briefing/2020/05/02/which-emerging-markets-are-in-most-financial-peril
https://www.wsj.com/articles/the-day-coronavirus-nearly-broke-the-financial-markets-11589982288



No comments:

Post a Comment