Tuesday, January 1, 2019

Q4 2018 Newsletter

Thị trường tiếp tục ảm đạm trong Q4 2018, với biến động lần lượt trong các tháng 10, 11, và 12 là -10.1%, 1.3%, -3.7%.

Ảnh hưởng lớn nhất cho thị trường có lẽ vẫn là từ yếu tố bên ngoài. Mặc dù Việt Nam có những thuận lợi đáng kể trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, trong đó đặc biệt là sự chuyển dịch của [phần nào] chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam, thị trường chứng khoán ở đây vẫn bị ảnh hưởng, có lẽ do tâm lí các nhà đầu tư ảnh hướng tới sự ra vào của luồng vốn. DJIA giảm 5.1% trong tháng 10 và giảm còn mạnh hơn vào tháng 12, lên tới 8.7%.

Kết hợp giữa hai yếu tố: sự biến động giảm của thị trường cổ phiếu và sự vững mạnh của các yếu tố cơ bản đã khiến thị trường trở nên rẻ hơn. Khi thị trường có biến động bất lợi, return hiện tại thấp có nghĩa rằng return trong tương lai sẽ cao hơn, với giả định rằng các yếu tố cơ bản không đổi - chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng nền tảng cơ bản sẽ không đột nhiên xấu đi trong năm 2019. Một thị trường giảm giá quá nhiều trong quá khứ hàm ý rằng nó sẽ hồi phục trong tương lai, đó là điều cơ bản của mean-reversion.

Kì quặc thay, các nhà đầu tư (hay đầu cơ?) trở nên rụt rè hơn khi thị trường có biến động kém thuận lợi, nhưng một sự thực là đa số các nhà đầu tư đều thua lỗ trong dài hạn. Điều đó hàm ý rằng khi thị trường trở nên kém thuận lợi, chúng ta cần trở nên aggressive hơn. Ngược lại, các nhà đầu tư thường rất hưng phấn khi thị trường tăng điểm, trong khi bài học kinh nghiệm cho thấy tôi cần trở nên rụt rè hơn. Nhất là hiện tại tôi tiếp cận thị trường value-based.

Danh mục cá nhân:
Danh mục của tôi không tốt hơn thị trường quá nhiều. Mức biến động danh mục trong các tháng 10, 11, và 12 lần lượt là -8.4%, -.3%, và -1.9% (so với Index là -10.1%, 1.3%, -3.7%). Mức độ biến động gần sát Index cho thấy rằng:
- tôi giữ một tỉ trọng cổ phiếu vừa phải (ít nhất là so với giai đoạn đòn bẩy trước đây), và/hoặc
- cổ phiếu tôi giữ có mức biến động thấp hơn so với VN-Index.

Vào thời điểm hết Q3 2018, tỷ trọng cổ phiếu tôi giữ là 157% so với equity. Khi thị trường biến động xấu trong tháng 10, tôi đã ngay lập tức cắt giảm risk bằng cách bán ra VGG. Có một số giao dịch mua và bán cổ phiếu này, nhưng đại khái tôi mua 2,000 VGG ở giá 56.5 vào ngày 18/9/2018 và bán ra ở 58.8 vào ngày 10/10/2018.

Khi thị trường đã giảm quá sâu, ngày 30/10/2018, tôi mua 2,000 cổ phiếu MWG ở mức giá 106.5. Đây là một hành động mua trên margin khi thị trường đã quá sợ hãi (so với mức đỉnh tháng 10 ở 1024, VN-Index đã giảm 14%,  khá đẹp cho một hành động bắt đáy bằng margin). Mặc dù việc mua bằng margin cho một thị trường giảm giá có thể được nhìn nhận là quá rủi ro, như đã được tổng kết trong các bài Newsletter gần nhất, tôi cho rằng nó còn an toàn hơn nhiều so với việc mua bằng margin trong một thị trường tăng giá.

Tuy nhiên, tôi không có lợi nhuận tốt lắm từ việc giao dịch đầu cơ này. Tôi bán 1,000 MWG ở mức 112.9, và việc thị trường yếu đi trong vài hôm sau khiến tôi cho rằng tốt nhất là không nên để thua lỗ trong các giao dịch đầu cơ như vậy. Tôi bán nốt 1,000 MWG ở mức giá 106. Hoàn toàn có lý để hành động như vậy khi giữ tỷ trọng cổ phiếu 160% khi thị trường có thể quay đầu giảm tiếp - trong một giai đoạn giảm giá có khá nhiều các dead cat bounce, khiến cho các phân tích thống kê quá khứ chưa hẳn đã là miễn nhiễm với rủi ro.

Tuy nhiên, MWG không bao giờ giảm giá sâu hơn, và vững giá mạnh sau đợt chia tách cổ phiếu. Có lẽ trong các đợt suy giảm tiếp theo, tôi sẽ cho các vị thế đầu cơ khi thị trường sợ hãi này một tỉ lệ % stop loss cao hơn.

Vào thời điểm 31/12/2018, tôi nắm giữ 105% đòn bẩy so với equity. Toàn bộ danh mục của tôi có PER khoảng 11.7x, với expected earning growth cho 2019 khoảng 15-20%. Không quá tệ, neh?

Tỉ lệ phí và thuế phải trả so với equity của tôi trong tháng 10, 11, và 12 lần lượt là 0.44%, 0.23% và 0.11%. Mức này vẫn còn cao, nhưng đã tiến bộ rất nhiều so với thời gian một năm trước đây. Đỉnh điểm là vào tháng 6/2018, tỷ lệ này ở mức 2.26% - trời ạ, phải trả 2.26% giá trị tài sản cho tiền phí và thuế giao dịch. Đây là một các tuyệt vời để có thể destroy value. Tình hình cho thấy có vẻ việc quản lý danh mục đang tốt hơn. Xét cho cùng, khi đã có những cổ phiếu tốt thì hoàn toàn có thể giữ portfolio turnover ở mức rất thấp. 

Kết thúc năm 2018, danh mục của tôi bị lỗ 8.3%, so với VN-Index down 9.3%. Việc VN-Index giảm 9.3% là một điều hứa hẹn cho năm 2019 tốt hơn. Sẽ có động lực tốt hơn nữa cho đà tăng giá trở lại nếu chỉ số này tiếp tục giảm điểm trong thời gian đầu của 2019. VN-Index hiện tại có PER ở khoảng 16x, không hẳn là quá tốt nhưng rõ ràng là tốt hơn nhiều so với mức 23-24x vào khoảng một năm trước đây.

Tôi sẽ chờ đợi nếu các đợt giảm giá đưa thị trường lại mức độ hoảng loạn để tiếp tục các hoạt động opportunistic speculation bên cạnh core investing portfolio.