Sunday, February 24, 2019

Q1 2019 Newsletter

Tôi có một khởi đầu không thể tuyệt vời hơn trong năm 2019. Trong khi VN-Index tăng 2,03%, 6.02%, và 1.58% trong lần lượt các tháng 1, 2, 3/2019, equity của tôi tăng 6.42%, 3.36%, và 4.42% trong cùng thời gian. Tính chung, thị trường đã tăng 9.9% ytd và tôi tăng 14.8% ytd. 

Như thế, chỉ số của Portfolio của tôi đứng ở mức 144,02 điểm (chỉ số bắt đầu ở mức 100 điểm vào 1/9/2017, khi tôi bắt đầu track portfolio của mình.) Có nghĩa là sau khoảng một năm rưỡi, tôi có lợi nhuận 44.02%. Tất nhiên, như đã nhắc đến trong một số bài trước, điều này chưa chắc đã hàm ý rằng absolute profit là ấn tượng như thế. Thậm chí, một quỹ hoàn toàn có thể đem lại net loss cho nhà đầu tư, nhưng vẫn báo cáo returns tốt trong cả thời kì. Đơn giản là vì quỹ này có return tốt trong giai đoạn có AUM thấp, và thua lỗ trong giai đoạn có AUM cao. Với tôi, tôi có lợi nhuận cao trong giai đoạn cuối 2017-đầu 2018 khi tôi chỉ có ít tiền trong tài khoản. Khi tôi nộp tiền nhiều làm tăng giá trị của portfolio, thị trường điều chỉnh làm tôi thua lỗ nặng. Vì yếu tố này, returns của tôi vẫn tốt trong khi thực sự lại không hoàn toàn như vậy. 

Returns của tôi một phần đến từ cổ phiếu quan trọng nhất trong danh mục là FPT. Tôi giữ đâu đấy khoảng 90% danh mục là FPT. Tuy nhiên, FPT chỉ có lợi nhuận 2.37% trong tháng Một năm 2019, 2.31% trong tháng Hai, và 2.94% trong tháng Ba. Lợi nhuận đến từ việc tôi có sử dụng leverage:-

- tôi mua 1,000 cổ phiếu VTP, trong đó: 300 ở giá 150.1, 100 ở giá 150.3 và 600 ở giá 150,4. 

- 2,300 cổ phiếu MBB ở giá 21.05 vào ngày 21/1/2019. Tôi bán MBB ở giá 22.10.

Tôi có mua đi bán lại cổ phiếu VTP - dù không bán thì kết quả có thể tốt hơn. Tuy nhiên, nắm giữ VTP bằng margin dẫn tới một quy luật khắc nghiệt tôi tự đặt ra: không được phép để lỗ khi giao dịch bằng margin. Do đó, nếu thị trường có biến động bất lợi, tôi lập tức bán cổ phiếu để cắt bỏ margin. 

Về khía cạnh tài chính cá nhân một điều buồn phiền là tôi không nộp thêm được đồng nào vào tài khoản trong vòng ba tháng qua. Những khoản nợ và mua sắm gần Tết khiến tôi phải cắm đầu đi trả nợ. Theo cách nhìn dòng tiền khi phân tích một công ty, nhưng áp dụng cho hoạt động tài chính cá nhân, CF from operating activities của tôi bị âm mạnh do phải thanh toán các khoản nợ (payables), trong khi CF from investing activities trở về 0. Nhân tiện nói về đề tài tài chính cá nhân, một cá nhân khi còn trẻ nên cắt giảm các khoản chi tiêu xuống càng thấp các tốt (do đó làm dòng tiền operating dương), và đẩy mạnh chi tiêu vào các hoạt động đầu tư càng nhiều càng tốt (làm dòng tiền investing âm). Khi về già, khi tài sản tích lũy được từ việc đầu tư đạt được một mức độ nào đó, sẽ đến sự đảo chiều. Khi đó, dòng tiền vào hoạt động đầu tư sẽ chuyển sang dương (do thanh lí dần các hoạt động đầu tư, hoặc chuyển từ các tài sản rủi ro sang các tài sản an toàn hơn, ví dụ như tăng cash, hoặc vào CD/bonds etc.), còn dòng tiền cho các hoạt động thông thường sẽ chuyển sang âm. 

Tôi sẽ thanh toán xong nợ nần vào tháng 3/2019 tới và sẽ trở lại với chu kì invest mạnh. Dòng tiền investing activities của tôi liên tục âm khiến tôi chả có tiền mặt gì cả, lúc nào cũng rất khốn khổ. 

Hiện tại, tài sản của tôi đã tăng lên mức 439 triệu. Ngoài việc nộp thêm tiền (tổng cộng tôi đã nộp thêm 275 triệu trong năm 2018), returns tốt của thị trường khiến tài sản của tôi cao hơn đáng kể với mức 120 triệu vào 9/2017. Vào cuối tháng 3/2019, tôi giữ tỉ trọng cổ phiếu là 104%. Có nghĩa là hầu như tôi không dùng margin. 

Thị trường trong vòng vài tháng trở lại đây có nhiều dấu hiệu tốt. Trước hết là giá thị trường đã giảm xuống rõ rệt, với mức PER vào ngày 24/2 khoảng 16.22x (Bloomberg). Nhờ PER giảm xuống đáng kể, trong khi 1yr g-bond yield đang giảm nhanh xuống hiện tại chỉ còn 2.56%, một thứ tạm gọi là market premium đang ở mức 2.81%. 2.81% có vẻ không đáng kể nhỉ, nhưng thật ra đây là một mức khá cao. (Sau đó, giá cả cổ phiếu trên thị trường tăng nhanh đẩy premium xuống thấp). Mức cao nhất của premium cũng chỉ nhỉnh hơn 4% trong vài lần kể từ 2013. 

Tại mức thấp nhất trong suốt giai đoạn giảm điểm vào cuối 2018, VN-Index thấp nhất ở mức 861 điểm, ngày 4/1/2019. Từ mức thấp này, thị trường đã hồi phục khá, đến mức 1,014 điểm, tương ứng với mức hồi phục 17.8%. Do đó, tâm lý đã hồi phục. Tuy nhiên, với đà tăng mạnh của cổ phiếu, tâm lý thị trường tới vùng lạc quan quá mức. Sentiment Index lên tới hơn 9 điểm. Chỉ số có phần yếu đi trong những tuần cuối tháng ba làm chỉ số này dịu đi. Chúng ta có chu kì dao động điểm hình khi thị trường dao động giữa các pha lạc quan quá đà, giảm giá sang bi quan, rồi lại trở lại sang lạc quan. Hiện tại, sau khi trở lại trạng thái lạc quan và có chiều hướng yếu đi, có nhiều khả năng thị trường sẽ hướng trở lại mức khoảng 900 điểm. 

Có nhiều nỗi lo mới phát sinh, trong đấy đặc biệt quan trọng nhất là việc kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, hoặc thậm chí có thể suy thoái. Chỉ số PMI trong tháng Ba ở một loạt các nền kinh tế lớn đều cho thấy sự co hẹp lại: Japan (48.9, unchanged), Eurozone (47.6 from 49.3), Germany (44.7 from 47.6), France (49.8, from 51.5). Khá khẩm nhất là Australia vẫn ở trên mức 50, là mức ranh giới giữa một nền sản xuất đang tăng trưởng và co hẹp, nhưng vẫn giảm xuống 52 từ mức 52.9. Home sales của tại Mỹ thấp hơn 1.8% so với cùng kì năm ngoái. 

Một dấu hiệu đáng chú ý vào cuối tháng Ba là đường cong lợi suất đã bị đảo ngược. Trong một thị trường ở điều kiện bình thường, lãi suất ngắn hạn sẽ thấp hơn so với lãi suất dài hạn. Cơ bản là, người đầu tư vào kì hạn dài sẽ đòi hỏi có một mức đền bù so với các khoản đầu tư ngắn hạn, do trong dài hạn mức biến động sẽ cao hơn. Nếu không có được mức đền bù này, hiển nhiên là ai cũng chỉ lựa chọn đầu tư ngắn hạn. Hãy tưởng tượng tại Việt Nam có hai loại tài sản:
- tài sản A có mức lợi suất 1 năm là 5%, 
- tài sản B có mức lợi suất 10 năm là 5%. 

Chắc chắn là không ai sẽ chọn đầu tư vào tài sản B - trong một điều kiện bình thường. 

Vậy thì điều gì làm các nhà đầu tư sẽ mua tài sản B thay vì tài sản A? Thứ nhất là anh ta có lập luận gì đấy đủ mạnh để cho rằng nếu anh mua tài sản A có thời hạn một năm thì sau khi hết năm thứ nhất, anh ta không thể tái đầu tư ở mức lợi suất 5% như cũ. Rủi ro tái đầu tư này khiến anh ta lựa chọn đầu tư ở cùng ở mức 5% với thời hạn 10 năm thay vì đầu tư ở 5% trong thời hạn 1 năm. 

Như vậy, lý do đường cong lợi suất bị đảo ngược là do kì vọng rằng lãi suất dài hạn sẽ giảm, thường là do tăng trưởng kinh tế giảm (khủng hoảng hoặc suy thoái) sẽ khiến ngân hàng trung ương phải cắt giảm lãi suất. 

Điều này đã khiến thị trường giảm mạnh vào ngày 21/3. VNIndex giảm mạnh 2%, từ 1,002 xuống còn 981 điểm. (S&P 500 giảm 1.9% từ 2,854 xuống còn 2800.) Thị trường đã hồi phục lại với thanh khảo yếu sau phiên sụt giảm mạnh này. Nó kì vọng rằng nếu trade deal của Mỹ và Trung Quốc diễn ra, lòng tin của các doanh nghiệp sẽ trở lại, và họ sẽ tăng cường đầu tư. Điều này sẽ làm chậm lại đà giảm của sản xuất công nghiệp, vốn đang ở dưới mức 50 ở các nước như Đức và Pháp. Ngoài ra, mặc dù tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang chậm lại, nó vẫn đang tăng trưởng rất tốt. Do đó, có thể cuộc suy thoái lần này sẽ chỉ diễn ra nhẹ nhàng. 


Danh mục của tôi có mức PE khá thấp, kèm theo triển vọng tốt. Tôi sẽ đặc biệt thận trọng hơn với các giao dịch đòn bẩy. 



No comments:

Post a Comment