Monday, February 26, 2018

The Boom: How fracking Ignited the American Energy Revolution and Changed the World

Cuốn sách The Boom kể về câu chuyện shale oil của Mỹ, cội nguồn của nó, những năm tháng đầu tiên cách đây hàng thế kỉ trước, cho tới những vấn đề hiện tại.

Cuốn sách khởi đầu bằng thống kê về sản lượng dầu của Mỹ. Vào năm 2013, Mỹ sản xuất 7.5 triệu thùng dầu/ngày. Dakota, nơi có bể dầu Bakken Shale, sản xuất 875k thùng/ngày so với mức 150k thùng vào năm năm trước đó. Tác giả mô tả shale được sản xuất như thế nào: bắt đầu từ việc khoan giếng dầu, một hỗn hợp gồm nước, hóa chất sẽ được bơm dưới áp suất cao, ở độ sâu rất sâu sẽ gây sức ép lên shale rock, tạo ra những vết rạn (fraction). Người ta sẽ bơm thêm cát, để giữ các vết nứt này, cho dầu được chảy ra.

Một trong những người sản xuất dầu shale lớn là Marathon.

Từ hiện tại, câu chuyện chuyển về quá khứ, từ việc shale được phát minh và phát triển bên cạnh conventional oil như thế nào. Vào những năm 1970s, khi nước Mỹ chịu áp lực về thiếu nhiên liệu, các loại công nghệ mới được phát triển để tìm cách tăng sản lượng khai thác dầu. Người ta thậm chí cho nổ cả bom nguyên tử để tìm cách tạo ra shale oil. Không exotic như việc sử dụng nuclear bomb, các công ty tiên phong trong lĩnh vực shale oil bằng các công nghệ khác, mới mẻ và sáng tạo không kém so với việc sử dụng bomb (bằng cách bơm nước và các hợp chất khác vào giếng), là những công ty nhỏ, như Stanolind, Mitchell Energy etc. Trong số các nhân viên trong ngành oil, Steignberger (pg 120-129) tìm cách dùng nước (và thật nhiều nước) để thay thế cho các loại hóa chất đắt tiền khác nhằm làm giảm giá thành fracking shale.

Khi Mitchell Energy gặp khó khăn về tài chính, một công ty khác là Devon mua lại. Trong khi đó, một công ty khác là Chesapeake đang phát triển nhanh. McClendon và Ward là hai đồng sáng lập công ty Chespeake, bắt đầu bằng cách mua lại mineral rights, bán lại, và đồng thời cũng tự đào một số cái giếng. Cả hai người đều không có chuyên môn về địa chất. Vào năm 1992, công ty có doanh số bán dầu và gas là 10.5 triệu, so với mức 400k hai năm trước đó.

Chespeake nhanh chóng nhận ra tiềm năng của shale, và thấy rằng cần phải scale up reservoirs của nó. Tại Barnettm, trong vòng 8 năm đầu tiên từ cái giếng shale đầu tiên, nó đã mua được 350,000 mẫu (acres) ở bắc Texas, thông qua các giao dịch với các cá nhân (sở hữu đất và quyền khoáng sản). McClendon đã phải thực hiện 260,000 giao dịch riêng lẻ với các cá nhân để thu gom được diện tích khai thác lớn như vậy. Đồng chí này nhận định về những kỹ năng riêng biệt, rằng công ty sẽ không thể cạnh tranh được với các công ty khi khai thác ngoài khơi, hay khai thác ở nước ngoài, nhưng các công ty đối tác cũng không thể làm những gì Chespeake làm trên đất Mỹ. (pg 191).

Giá mua/thuê đất cũng tăng dần, từ $5k/acre lên đến $25k và còn hơn nữa. Cùng với nó, Chespeake cũng vươn ra khỏi Barnett, tới các bể shale khác. Vì thế, dòng tiền của Chespeake bị âm. Nó tiêu hơn $30 tỷ vào việc thuê và drilling so với doanh số gas và dầu bán được. Để tiếp tục có thể mở rộng diện tích đất và tiến hành đào, ước tính Chespeake cần lượng vốn lên tới $35 tỷ (pg 195). Jefferies, một broker, đã giúp công ty gặp các công ty đối tác và các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư vào shale oil tại Mỹ. Tiền đã chảy vào Chespeake từ Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu, và công ty nhận được $33,7b, trong tổng số 36 deals mà Jefferies raise được tổng cộng $163b cho tất cả các khách hàng.

Vào năm 2008, giá dầu sụp đổ. Giá khí thiên nhiên rớt từ range $9-11 xuống còn $4. Tuy nhiên, công ty không chết, dù lòng tin của các nhà đầu tư bị lung lay. Công ty đã suýt nữa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, để thấy giá cổ phiếu rớt thảm hại sau công bố đó và phải rút lại kế hoạch. Để bù được cái gap giữa việc chi tiêu vào việc leasing và nguồn thu từ việc bán khí và dầu không tương xứng, công ty dần dần phải bán đi các tài sản, cũng như bằng việc nhờ Wall Street chứng khoán hóa các sản lượng tuơng lai (!).  Công ty đồng thời giao dịch trên thị trường hàng hóa, và kiếm lãi $8b trong khoảng 2001-2011 (tương tự như Enron). Công ty đồng thời cũng tạo ra nhiều entities để đẩy các khoản nợ ra khỏi balance sheet (tương tự như Enron với các SPVs trước đó).

Cổ động đã phế truất McClendon khỏi vai trò Chairman, nhưng vẫn giữ vị trí CEO. Vì danh tiếng đã bị tổn hại, năm 2013, McClendon step down từ vị trí CEO và rút khỏi công ty, lập một công ty mới.

******

Quyển sách về một đề tài rất hay là shale oil, tuy nhiên được kể bằng một giọng rất casual, không nhiều tính phân tích. Nếu bạn kỳ vọng được đọc một tác phẩm như kiểu Daniel Yergin, chắc là bạn sẽ thất vọng, như tôi.

No comments:

Post a Comment