Sunday, March 1, 2020

On the Road Q1 2020

On the Road Q1 2020

Bắt đầu từ Q1 2020, trong mỗi quý tôi sẽ viết ra những gì đang diễn ra trong real time. Trước đây, cuối mỗi quý viết một lần thì những thông tin diễn ra không còn thời sự nữa, hoặc những điểm đáng chú ý xảy ra, đến khi viết thì không còn nhớ được nữa. Ngoài ra, viết về một sự kiện đã trôi qua hàng tháng rồi không hào hứng như với những điều đang diễn ra nóng hổi. 

Mấy tuần gần đây là những tuần lịch sử khi coronavirus bắt đầu tràn ra ngoài thế giới. Trung Quốc đã bought the world time, nhưng thế giới phương Tây lại tỏ ra chống đỡ một cách kém cỏi đến bất ngờ. Democracy cuối cùng cho thấy điểm yếu chết người, khi mà nó không thể đè bẹp được freedom mà thay vào đó là một thứ kỉ luật sắt, thứ thấy ở Nazi, Stalin, và bây giờ là Trung Quốc. Khi mà những tiếng nói chuyên môn đề nghị quarantine, lockdown thành phố, thì lại có những tiếng nói khác phản đối, tránh tổn hại đến nền kinh tế. 

Vào ngày 27/2, khi mà việc quarantine và shutdown một số thành phố được bàn thảo và bắt đầu được ban hành, Nicola Zingaretti, lãnh đạo của một trong hai đảng chính tại Ý, và là lãnh đạo của vùng Lazio, tuyên bố trên Instagram bằng một tấm hình với mọi người trong quán bar tại Milan rằng “Let’s not lose our habits, we can’t shut down Milan and Italy. Our economy is stronger than fear: Let’s go out for an aperitif, a coffee or a pizza.” Ngày 6/3/2020, trớ trêu thay ông Zingaretti đã dương tính với coronavirus. 

Cuối cùng thì bệnh dịch không tránh được, thảm họa xảy ra, phải lockdown cả miền bắc nước Ý, thiệt hại kinh tế lại còn lớn hơn nhiều. 

Tuần 24-28/2, DJIA giảm mạnh vào hôm thứ Hai (24/2/2020), mất 1031 điểm, tương đương 3.6%, khi lần đầu nó nhận ra bệnh dịch đã tràn qua khỏi biên giới Trung Quốc, và trở thành một nỗi đe dọa thực tế. Tin từ Hàn Quốc cho thấy nước này có 850 ca, tập trung ở khu vực Daegu, trong khi số ca ở Ý vượt con số 200. US 10yr yield giảm mạnh xuống còn 1.38%. 

Ngày thứ Ba (25/2/2020), DJIA mất tiếp 879 điểm (-3.1%). Đây là lần đầu tiên sau nhiều tháng trời, thị trường equity hầu như bỏ qua nguy cơ bệnh dịch từ Trung Quốc, và nó phải reprice lại risk. Số ca bị nhiễm ở Ý đã vượt con số 300, trong khi CDC cho biết rằng nó nhìn nhận rằng bệnh dịch sẽ bùng phát tại Mỹ. US 10yr yield giảm tiếp xuống 1.307%. 

Ngày thứ Tư (26/2/2020), thị trường giảm nhẹ. DJIA chỉ mất 124 điểm (-.5%). Nhưng ngày hôm sau, 27/2/2020, DJIA mất tiếp 1190 điểm (-4.4%). Bond yield giảm còn 1.243%. Số ca ở Hàn Quốc đã lên tới con số 1,750, trong khi số ca tại Ý là 550. Hai nước này trở thành trung tâm dịch bệnh mới của thế giới, trong khi số ca mới tại Trung Quốc đang giảm dần. 

Thị trường kết thúc tuần vào ngày 28/2 mất tiếp 357 điểm (-1.4%), và bắt đầu chiết khấu 100% khả năng Fed sẽ cut rate 25%. Chủ tịch Fed Powell phát biểu rằng Fed sẽ tiếp tục canh chừng tình hình phát triển của dịch bệnh, và coi đây là một nguy cơ đối với nền kinh tế. "The fundamentals of the US economy remain strong. However, the coronavirus poses evolving risks to economic activity. The Federal Reserve is closely monitoring developments and their implications for the economic outlook. We will use our tools and act as appropriate to support the economy."

Thị trường bước sang đầu tiên của tháng Ba (2-6/3/2020) với tâm trạng bất an tiếp tục. 10 yr yield giảm xuống còn 1.09%, và các nhà đầu tư bắt đầu chiết khấu khả năng 100% Fed sẽ cắt 50 điểm cơ bản. Đồng loạt, các ngân hàng trung ương ECB, BOJ, BOE công bố sẽ hành động để cứu nguy nền kinh tế khỏi tác động của Corona virus. Ngày 2/3, DJIA bật lại 1293 điểm (+5.1%) Nhưng ngày hôm sau, thứ Ba (3/3) thị trường lại mất 785 điểm (-2.9%), mặc dù Fed có cuộc họp khẩn và quyết định cắt 50 điểm - họ e ngại rằng hành động vào cuộc họp cuối tháng Ba sẽ trở nên quá muôn. Ngày hôm sau 4/3, DJIA bật lại 1173 điểm sau khi Joe Biden chiến thắng trong Super Tuesday. Nhưng yield vẫn tiếp tục giảm, chỉ còn 0.95%. Dù sao thì Fed cũng không thể in ra được vaccine, và không thể dúi tiền vào tay người dân để họ quay trở lại nhảy múa, cho nên ngày 5/3, với tâm trạng lo lắng DJIA lại giảm 969 điểm. Thời điểm này, do ảnh hưởng của coronavirus lên nhu cầu dầu lửa, Saudi vận động khối OPEC+ cắt sản lượng một khối lượng ít nhất là hơn 1 triệu thùng. Về sau con số này được thảo luận chính xác hơn là khoảng 1.5 triệu thùng. California sẽ cách ly 2500 hành khách trên cruise. Dầu vẫn giảm giá, WTI còn $46/bbl. 10yr yield lúc này còn 0.93%. Thị trường tiếp tục giảm phiên thứ Sáu cuối tuần với mức giảm 256 điểm. Lúc này khả năng Ý sẽ phải đóng cửa vùng phía bắc, trong đó đặc biệt là do vùng Lombardy đã trở nên mất kiểm soát.

Sau khi thương thảo không thành trong OPEC+, thay vì cắt sản lượng Saudia Arabia sẽ dump dầu thô trên thị trường thế giới với giá chiết khấu từ $5-8 đô cho mỗi thùng. US shales đã lấy quá nhiều thị phần từ các nước xuất khẩu dầu, và Nga thấy cần phải hành động để lấy lại thị phần. Trên cuộc phỏng vấn với CNBC, một quan chức của Saudi phàn nàn về một partner khó chơi là Nga, và rằng liên tục từ trước đến giờ Saudi tỏ rõ sự thiện chí của nó để liên minh OPEC+ thành công bằng cách chịu cắt nhiều hơn các quốc gia khác, thậm chí ngay cả khi các nước khác không chịu cắt, nó cũng chịu phần thiệt. Nhưng bây giờ thì Saudi quyết định dùng biện pháp mạnh: Saudi hi vọng rằng áp lực price war sẽ gây đau đớn cho Nga, buộc Nga phải trở lại bàn đàm phán, và làm phá sản các nhà shale oil yếu tại Mỹ. Nó chào giá chiết khấu cho các khách hàng ở châu Á, châu Âu, cạnh tranh cả với Nga và với Mỹ. 

Có một pattern về hành vi rất erratic của MBS trong cuộc chiến giá dầu với Nga cũng giống như vụ sát hại nhà báo Khashoggi. Saudi Arabia đã chấp nhận rằng US shale producers là một phần của thị trường xuất khẩu dầu mỏ, trong khi Nga lại thấy quá vô lý khi các nước OPEC+ tự nguyện cắt giảm sản lượng để rút cuộc thị phần bị giật mất bởi các nhà sản xuất dầu đá phiến người Mỹ. Khi Saudi cảm thấy Nga khác biệt về quan điểm, nước này đã chuẩn bị một kế hoạch no deal, và MBS quyết định dump dầu trên thị trường với một thông điệp: theo tao hay là chết. 

Sau thông tin price war này, giá dầu WTI và Brent giảm hơn 20%, và Brent rớt xuống dưới $36/bbl. Có thể giá dầu sẽ rơi về mức $30. Tốt quá, giá dầu sẽ rơi mạnh, và PVD sẽ giảm mạnh nữa.

Số ca nhiễm ở Ý đã tăng lên con số 9172 trong ngày chủ nhật 8/3/2020, từ mức 7375 ngày hôm trước. Ý vật lộn tìm cách ngăn chặn bệnh dịch, nó có ý định phong tỏa miền Bắc, nhưng sàn giao dịch chứng khoán tại Milan thì vẫn mở cửa.

Trong ngày thứ Hai 9/3/2020, giá dầu WTI giảm 24.9% xuống còn $31.13, một trong những mức giảm nặng nề nhất một ngày của thị trường năng lượng. Với triển vọng của ngành O&G yếu, mặc dù các công ty đã cắt giảm capex và trở nên financially disciplined hơn nhiều, giá dầu sụt mạnh vẫn có thể làm nhiều công ty O&G Mỹ phá sản, trigger một làn sóng bán tháo high-yield, và lan ra các thị trường lân cận. Trong ngày 9/3/2020, DJIA sụt 2014 điểm, tương đương 7.79%. Rối loạn trên thị trường đã đẩy VIX lên mức cao mới, 54.46 điểm. US 10-yr gov bond yield rớt tiếp xuống mức thấp 0.54% do thị trường tìm kiếm safe haven. 

Tại thị trường Việt Nam, vào thời điểm cuối tuần 6/3/2020, tin tức cho thấy Nhung, một em gái xinh đẹp đi du lịch tại Ý từ cuối tháng 2 đã về lại Việt Nam, bị nhiễm virus, và do không thông báo tình trạng y tế khi nhập cảnh, nên đã góp phần làm bệnh dịch bùng phát. Cuối cùng, người đẹp đã làm lây nhiễm thêm một số ca, còn những ca khác không biết có phải do em gây ra hay không. Và cuối tuần toàn Việt Nam tràn lên những tin đồn hoảng loạn loạn xạ.

Thị trường chờ đợi Việt Nam sẽ giảm điểm mạnh vào ngày Thứ Hai đầu tuần 9/3/2020. VNIndex giảm 55.9 điểm, tương 6.3%, các mã sàn hết. 

Vào ngày thứ Hai 9/3/2020, nước Ý ra một quyết định mạnh tay, quarantine toàn bộ đất nước. Một quyết định gây sửng sốt, làm thị trường cổ phiếu Ý giảm 3.28%, sau khi đã giảm tới 11.17% trong phiên trước đó. Nhưng thị trường Mỹ chạy theo một thông tin rằng sẽ có khoản cứu trợ, hoặc stimulus của các chính phủ. DJIA bật tăng 1,167 điểm, trong khi 10-yr gov bond yield bật lên .75%. Trong khi đó, thủ tướng Đức, Angela Merkel, vẫn cho rằng tình hình hiện tại chưa cần thiết phải có các chương trình tài khóa của chính phủ - nước này vẫn kiên trì theo đường lối siết chặt hầu bao. Giá dầu cũng hồi phục 10.2% lên $34.25. 

Tâm lý tiếp tục bất an trong ngày thứ Tư 11/3/2020, vì con số corona virus tiếp tục lan rộng. WHO quá chậm trễ trong lần này, cuối cùng đã tuyên bố coronavirus là pandemic toàn cầu. Để hỗ trợ nền kinh tế và thị trường, BOE cut 50 điểm cơ bản, nước Úc lên kế hoạch chi tiêu AUD 15-20Bn, trong khi ECB dự kiến sẽ tuyên bố các biện pháp nới lỏng.  Tuy nhiên, thông tin chưa rõ ràng về gói chi tiêu của chính phủ Mỹ cộng với việc WHO chính thức công nhận coronavirus là đại dịch đã khiến DJIA rơi 1,465 điểm, tương ứng 5.86%, về mức 23,553 điểm. Cách đây khoảng 20 ngày, ngày 19/2/2020, DJIA vẫn còn ở mức 29,348 điểm, và các nhà đầu tư tiếc nuối vì đã không kịp buy the dip.(Khi ấy Muhamed lên CNBC nói đừng buy the dip). Tuy nhiên, thanh khoản giảm sút trên thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ, vốn dĩ trước đây dồi dào như đại dương. Vì thanh khoản bỗng nhiên cạn, trader bắt đầu đẩy bid-ask spread lên cao, và 10-yr yield tăng lên .82%. Bridgewater bỗng nhiên thua lỗ. 

Ngày thứ Năm 12/3/2020, DJIA mở cửa thị trường và ngay lập tức rớt 7%, circuit breaker kicking in, thị trường ngừng giao dịch 15 phút. Việc tạm ngừng giao dịch làm thị trường bình tĩnh lại chốc lát. Nhưng tổng thống Donald Trump ra quyết định ngừng các chuyến bay từ châu Âu đến Mỹ (với ngoại lệ là Anh). Những hệ lụy kinh tế của việc đóng cửa travel với châu Âu làm đà giảm tăng tốc nhanh trở lại về cuối phiên, và DJIA mất 2,353 điểm, tương đương 9.99%, xuống còn 21,200 điểm. DJIA đã kết thúc một bull market dài nhất trong lịch sử. Trong khi đó, 10-yr gov bond yield tiếp tục tăng lên .85%. Do yield tăng mạnh, bỗng nhiên traders buộc phải đóng các vị thế leveraged, như của chiến lược risk-parity. Bridgewater được coi là người sáng tạo ra chiến lược risk-parity từ hai thập niên trước. Về cơ bản, theo chiến lược này, nhà đầu tư sẽ xác định mức độ volatility của các lớp tài sản. Nếu cổ phiếu có mức độ biến động hơn ba lần so với Treasury bond, nhà đầu tư sẽ bỏ ba lần vốn vào bond, và một phần ba vào equity. Nếu biến động của cổ phiếu tăng, nhà đầu tư sẽ bán ra cổ phiếu. Nếu trái phiếu biến động, họ cũng phải bán ra trái phiếu. Một số funds khác theo chiến lược này có quant fund AQR. Vàng cũng bị giảm giá xuống $1,642/t oz. Bỗng nhiên tất cả các tài sản đều bị bán tháo, tạo ra một ngày thứ Năm đen tối. VIX tiếp tục đứng ở mức cao 53,9 điểm. 

Vào ngày thứ Sáu 13/3/2020, thị trường bùng nổ trở lại sau khi thông tin về  tổng thống Trump và chủ tịch Pelosi đã có thỏa thuận. Trong cái deal này, người làm sẽ được nhận paid sick leave 14 ngày, chậm trả payroll tax, người bệnh sẽ được miễn phí testing nếu có chỉ định của bác sỹ. Trong khi đó, trên thị trường quốc tế, BOJ sẽ đẩy mạnh repo không giới hạn về thời gian, Ngân hàng Na-uy cắt 50 điểm cơ bản, Trung Quốc hạ thấp tỉ lệ dự trữ 50-150 phần trăm cho một số ngân hàng. DJIA bật mạnh lên 1,985 điểm, hay 9.36% lên 23,185 điểm. Trái phiếu chính phủ, sau khi đã được Fed bơm $1,500 tỷ, một khoản tiền lớn chưa từng có tiền lệ, tiếp tục mất giá và yield lên .98%. 

Ngoài ra, vào cuối tuần (14-15/3/2020), Pháp đóng cửa các hoạt động kinh doanh "không thiết yếu" như quán cafe, nhà hàng. Tây Ban Nha tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa biên giới. Áo cấm tất cả các hoạt động tụ tập, Thụy Sỹ có 2200 người mắc, tăng 62%. Các trường học, quán bar ở Hà Lan bị đóng cửa. Czech, Ba Lan, và Đan Mạch đóng cửa biên giới. 

Thị trường Việt Nam rất nhậy cảm với các tin tức liên quan đến bệnh dịch. Nước ngoài thì liên tục bán ròng. Thứ Hai ngày 16/3/2020, có thể kết hợp giữa thông tin hai bệnh nhân nhiễm virus ở trong tình trạng nguy kịch, và việc bán ròng mạnh mẽ của các nước đã làm thị trường đang giảm nhẹ, trở nên mất 20.77 điểm (1.9%). Với thị trường thế giới đang yếu, VN-Index có thể sẽ lại có một phiên tắm máu vào ngày thứ Ba (17/3/2020).

Tại thị trường Việt Nam, tôi định làm những gì? MWG, PNJ đã rơi tự do trong những ngày qua, trở về mức giá rất hấp dẫn. MWG có TTM PER ở 10x, trong khi PNJ, vốn dĩ thường đắt hơn nhiều - năm 2018 tôi đã phải trả cái giá 17-18x lần - hiện tại chỉ còn khoảng 13x lần TTM earning. 

Tôi không biết diễn biến của virus như thế nào, nhưng tôi biết những điều sau:

- Về mặt tâm lý: không thể không panic. Mặc dù tôi có thể xác nhận trước rằng tôi có thể sẽ bị mất 20% số vốn, nhưng khi thị trường giảm giá, tôi tiếp cận những thông tin mới từ thị trường, và bỗng nhiên, tôi không còn bình tĩnh được nữa. Quan trọng hơn nữa, là về regret của tôi. Tôi có chịu đựng rất kém khi thị trường giảm giá và tôi đang giữ cổ phiếu. Nhưng đồng thời, tôi cũng có sự kém chịu đựng tương tự nếu thị trường tăng giá và tôi đứng ngoài, hoặc giữ một vị trí thấp. 

-Như các đợt outbreak khác, MARS, SARS, swine flu, etc, các đợt bùng phát đều bị dập tắt, hoặc tự tàn lụi. Về mặt thống kê, bet vào việc con virus này sẽ bùng phát kéo dài là việc đi ngược lại dữ liệu. Bạn sẽ hầu như bỏ qua cơ hội nếu cứ tin tưởng vào headline.

- Về mặt đầu tư, giả sử lợi nhuận của công ty bị giảm sút 20% trong năm 2020. Để điều giả sử này đúng, có nghĩa rằng Q2-Q4 đều phải rất tệ - nhưng cứ giả sử nó đúng đi. Có lẽ virus vaccine sẽ được phát minh để chống lại bệnh trong các năm tới. Khi kinh doanh các năm tới trở lại bình thường, một năm earning giảm 20% không thể khiến được valuation của một công ty sụt giảm tới 20%, trừ khi công ty ấy đã vốn dĩ đắt đỏ từ trước. (Chúng ta đều biết terminal value của các năm sau 5 năm định giá DCF chiếm khoảng trên 80% của công ty.) 

- Thị trường có biên độ thời gian thay đổi. Trong điều kiện bình thường, cái time horizon là 1-2 năm tại thị trường Việt Nam (ở thị trường Mỹ là khoảng 3-5 năm). Khi thị trường hoảng loạn, cái time horizon này ngắn xuống còn đơn vị tuần, và các nhà đầu tư có xu hướng chiết khấu những gì xấu nhất. Như tôi phải làm stress test với doanh số 70% cho một số công ty là ví dụ. 

Trước khi thị trường bật lại vào ngày thứ Sáu 13/3/2020, tôi chỉ giữ khoảng 15% cổ phiếu. Trong ngày 13/3/2020, tôi mua 1000 MWG giá rẻ (500 giá 75.7, 500 giá 77.1), và 1700 PNJ giá trung bình khoảng dưới 60. Tôi giữ vị thế khoảng 44% cổ phiếu. Tôi đang nghĩ có thể sẽ mua thêm vào 16/3/2020 để giữ khoảng 70% cổ phiếu.

Vào thời điểm 16/3/2020, với việc châu Âu (và hầu như các nước) đều đóng cửa biên giới, đồng thời tăng cường testing, tôi cho rằng số ca bị nhiễm sẽ tăng mạnh trong những ngày tới, sau khi có kết quả testing. Tuy nhiên, việc hạn chế di chuyển, và hạn chế social distancing, số ca sẽ tăng chậm hoặc thậm chí giảm dần. Điều đáng sợ là, liệu số ca tử vong có tăng lên nhanh chóng không, hay hệ thống y tế của châu Âu không đáp ứng được. Tôi không có nghi ngờ gì về hệ thống y tế siêu việt của Mỹ và tin tưởng vào sự vượt trội của đất nước vĩ đại này một khi nó chọn được cách tiếp cận đúng. Nguồn lực dồi dào của nó khiến nó có thể vượt qua bất kì sự cố nào, nhưng với châu Âu thì tôi không biết. 

Tôi đã mua vào cổ phiếu MWG, PNJ, and NT2 trong phiên 16/3/2020, và do đó giữ khoảng 71% cổ phiếu.

Tại thời điểm 16/3/2020, tôi nghĩ có một vài điểm sau cần chú ý:

- Thị trường thế giới có thể sẽ phản ứng bi quan trong ngắn hạn cùng thời điểm khi số ca nhiễm (và chết) tại thế giới. Có thể khi số ca nhiễm giảm dần, thị trường sẽ phản ứng bớt bi quan hơn, nhưng điều này có thể chỉ xảy ra sau vài tuần nữa. 

- Kế sau đó, các công ty với balance sheet yếu sẽ bị phá sản hoặc gần mức đó, dẫn đến high-yield tăng vọt. Thị trường sẽ phản ứng với hệ quả kinh tế đối với các công ty, sau khi số liệu thực tế trên P&L sẽ được phản yếu vào kết quả Q1, và đặc biệt có lẽ vào Q2 2020. 

-Nước ngoài bán ròng liên tục. Một số quỹ sẽ đóng trong năm 2020 này, có thể kể như Tundra, PXP, APS etc. Điều này cộng với fiscal policy tại Việt Nam vẫn đang thắt chặt, dẫn tới việc thị trường Việt Nam, không nói đến hệ quả của coronavirus, tiếp tục poorly perform trong nửa sau của 2020.

-Trong bối cảnh này, tôi cho rằng mức tỷ trọng 70% tôi đang nắm giữ có thể là hơi cao. Có hai giải pháp: một là tôi sẽ cắt giảm risk xuống bằng cách bán ra, hoặc là tôi sẽ tiếp tục nộp tiền vào tài khoản. Tôi cho rằng có thể chịu đựng một vài tháng trước khi tình hình tốt hơn khi trời nóng - nhưng điều này vẫn cần vài tháng. Trong vài tháng thì giá cổ phiếu có thể đã rơi rất nhiều.

Mặc dù tự coi mình là một nhà đầu tư dài hạn (nhưng với vị thế leveraged trading), tôi có những nguyên tắc về khi tôi bán ra cổ phiếu và tăng cường tiền mặt:

- chiến tranh

- suy thoái kinh tế

- dịch bệnh hoặc các sự kiện thảm họa khác (catastrophes).

Tối ngày thứ Hai 16/3 (tức là chiều tai châu Âu, và sáng cùng ngày tại Mỹ), một loạt các biện pháp hỗ trợ được tung ra. Fed đã họp khẩn cấp, cắt tiếp lãi suất cơ bản (fed funds rate) về 0-.25%, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc về 0%, đồng thời tung ra gói QE $700 tỷ. Đồng thời, do thanh khoản sụt giảm trên thị trường, Fed cũng đồng thời thực hiện các swap deals với các ngân hàng trung ương thế giới khác. Đồng thời, có tin rằng Nhà Trắng cũng đang thúc đẩy một gói kích thích trị giá $800 tỷ. 

Tuy nhiên, thị trường bắt đầu đối mặt với một thực tế là các airlines không có khách, khách sạn không có khách. Các airlines sau khi đã M&A nhiều trong vài năm trở lại đây làm ngành hàng không trở nên consolidated hơn, và các hãng tự nhiên profitable hơn. Họ đã dùng nguồn tiền mặt thặng dư ra để distributed cho cổ đông bằng cách share buybacks. Do tiền mặt đã được hoàn trả cho cổ đông, bỗng nhiên trong những thảm họa như này, họ trở nên bị under-funded. WSJ cho biết rằng các hãng hàng không đang thỏa thuận với chính phủ để nhận được gói cứu trợ tài chính $50 tỷ. Một công ty lớn khác, Boeing (-24%), vốn dĩ đã đối mặt với khó khăn từ dòng máy bay Max trong vài năm nay, đối mặt với khả năng phá sản. Hãng đã phải kêu gọi bailout từ chính phủ. Trong ngày thứ Hai (16/3), cổ phiếu các khách sạn lớn như Wynn Resorts giảm 24%, MGM Resorts mất 33.6%. 

Thông tin tiếp theo, để ngăn chặn dịch bệnh, Canada sẽ đóng cửa biên giới với non-citizens, trừ PR và người Mỹ. Châu Âu sẽ đóng cửa biên giới của 30 quốc gia với người ngoại quốc. 

Thị trường hoảng loạn về những hệ quả của việc bánh xe kinh tế ngừng quay. DJIA mất 2,997 điểm (-12.93%), còn 20,189 điểm. 

Đồng chí Mohamed El-Erian thường xuyên lên CNBC để đánh giá tình hình. Ông này, tác giả của một quyển sách tuyệt vời "When Markets Collide", đã nhận định rằng không nên "buy the dip" khi thị trường giảm giá nhẹ vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 năm 2020. Ông nhận định rằng trong các cuộc khủng hoảng tài chính 2008, bánh xe kinh tế vẫn quay. Trong cuộc chiến chống virus này, bánh xe kinh tế đã ngừng quay. Chưa ai từng thấy một điều gì như vậy trong lịch sử kinh tế và lịch sử thị trường. Điều này hứa hẹn rằng cuộc khủng hoảng hiện tại có thể còn lớn hơn cuộc khủng hoảng 2008.

Ngay khi tôi suy nghĩ về điều này, tôi nhận thấy rằng việc mình tăng tỷ trọng lên hơn 70% cổ phiếu là một sai lầm. Tôi cần phải cắt tỷ trọng xuống. Nhưng ngoại trừ tôi giữ NT2 và PVP từ trước, cổ phiếu gần nhất tôi mua là MWG và PNJ vào ngày 13/3/2020, vẫn chưa đủ T+3 để có thể bán được. 

May thay, mặc kệ thị trường Mỹ mất gần 3,000 điểm, sáng hôm sau 17/3/2020, VN-Index chỉ giảm nhẹ -2.1 điểm (-.28%), còn 745 điểm. 

Tối 17/3, tại thị trường Mỹ, diễn biến lại dịch chuyển theo kiểu khác. Các quỹ đầu tư bị rút tiền liên tục, bất kể đó là quỹ money markets, bond funds, hay equity. Do tiền bị rút khỏi tất cả các loại tài sản, trái phiếu chính phủ Mỹ 10yr cũng bị bán tháo, đẩy yield lên 1.0%. 

Nhận thấy thị trường chứng khoán nợ ngắn hạn (commercial papers) bị thiếu thanh khoản từ rối loại tại các quỹ money markets, Fed tuyên bố một commercial paper facility, sẽ bơm vào thị trường $1,000 tỷ với các chứng khoán ngắn hạn không có tài sản đảm bảo (đặc trưng của commercial paper). Morgan Stanley và Goldman Sachs dự đoán thế giới sẽ bước vào một cuộc suy thoái. Do ảnh hưởng của nhu cầu dầu suy yếu, và viễn cảnh một cuộc chiến về giá, WTI crude rơi 6.3% còn $27 - cách đây khoảng một tháng, giá dầu WTI là $52 (14/2/2020). Ngược lại, do kì vọng về gói kích thích tài khoá, DJIA đóng cửa tăng 5.2%, lên 21,237 điểm, sau khi mất gần 13% trong phiên trước. 

Sáng ngày thứ Tư 18/3, thị trường VN hồi phục nhẹ, với VN-Index đóng cửa tại 747, tăng 2 điểm so với phiên trước. Mừng quá, thị trường VN ngu như con lợn, nên tôi đã có thể bán được MWG ở giá 78.3 và PNJ ở giá 57.9, gần như không bị tổn hại gì, qua đó cắt giảm tỷ trọng cổ phiếu xuống 45%. Trong đó NT2 (15.2%), PVP (8.9%). Hai cổ phiếu tăng trưởng MWG và PNJ tổng cộng chiếm 21.7% danh mục.

Thị trường Mỹ mở cửa, với equity index giảm mạnh ngay khi mở cửa, và phải dừng giao dịch 15 phút. Chốt phiên, DJIA mất 6.3% (-1,338 điểm) khi đóng cửa, còn 19,898 điểm - tại mức thấp trong ngày, DJIA đã rớt 2,288 điểm trước khi hồi phục nhẹ lại. Bộ trưởng tài chính Mnuchin tuyên bố rằng nếu không hành động cấp bách, hàng triệu việc làm sẽ bị mất, và tỷ lệ thất nghiệp sẽ lên đến 20%. Chính phủ công bố một loạt các giải pháp, trong đó hỗ trợ tài chính cho ngành hàng không $50 tỷ, $300 tỷ cho doanh nghiệp nhỏ, vốn dĩ không có tiềm lực tài chính mạnh và dễ bị tổn thương trong đợt này. Trên thị trường cổ phiếu, Boeing mất tiếp 18%, còn 101.89. Big Three automakers phải đóng cửa một số nhà máy. Trong khi đó, thanh khoản trên thị trường trái phiếu chính phủ, vốn dồi dào như đại dương, tiếp tục khô kiệt. Lợi suất trái phiếu US-10yr tăng vọt lên 1.27% vì các quỹ trái phiếu phải tăng tiền trả cho nhà đầu tư, cũng như có thể vì các vị thế trước đây của chiến lược risk-parity bị đóng. WTI rớt 24.4%, còn $20.4/bbl. 

Vào ngày thứ Năm 19/3/2020 thị trường Việt Nam mở cửa rất yếu, khi số ca trong nước tăng vọt. Thông tin cho thấy rằng có hai bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Sẽ có ca chết đầu tiên do bệnh này, và tâm lý rất yếu. VN-Index đóng cửa ở 725, mất 22 điểm. 

Trên thế giới, các chính phủ đồng sức để hỗ trợ nền kinh tế. Bank of Japan, Reserve Bank of Australia, Bank of England, và European Central Bank công bố các biện pháp nới lỏng. Fed establishing a Money Market Mutual Fund Liquidity Facility (MMLF), the ECB and Bank of Japan announcing emergency bond-buying programs. DJIA tăng .95%, cùng với thị trường châu Âu, sau khi hồi phục mạnh từ mức giảm 3.3% trong ngày. Không ai tin rằng tình hình đã ổn định lại. Ai cũng nghĩ rằng đây sẽ là đà nghỉ cho đợt giảm tiếp. US 10-yr yield ở mức 1.12%. Tổng thống tuyệt vời Trump tuyên bố sẽ can thiệp vào cuộc chiến về giá giữa Saudi và Nga vào "một thời điểm thích hợp". Tuy phát ngôn này không rõ ràng, thiếu chi tiết, thị trường dầu mỏ hồi phục mạnh, với WTI bật 23%, lên $25.13/bbl nhờ thông tin của WSJ rằng Texas sẽ cắt sản lượng dầu - bang này bây giờ đóng vai trò như một thành viên OPEC. Jobless claims trong tuần tăng vọt lên 281k. 

Ngày thứ Sáu 20/3/2020, VN-Index tiếp tục mất 16 điểm. Là một nền kinh tế mở, với thương mại chiếm tới 200% GDP, việc các quốc gia đóng cửa biên giới, người tiêu dùng ngừng tiêu dùng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đất nước này. Các doanh nghiệp thế giới đã ngừng các dự án dang dở để tiết kiệm tiền - không hiểu sao vẫn còn những thằng ngu tin rằng FPT mạnh hơn so với thị trường vì nó là một tech firm nên có thể hoạt động online và phần nào có lợi từ dịch bệnh - những thằng ngu này nghĩ vì dịch bệnh, doanh nghiệp sẽ cần đến FPT để phát triển nền tảng hoạt động online. Lũ ngu này không hiểu rằng: một là không xác định được định lượng được tăng trưởng nhờ hoạt động đầu tư này là bao nhiêu, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp phải cut cost để save cash cho mùa đông dài, và hai là, nếu thực sự có ảnh hưởng, domestic IT (trước đây gọi là tích hợp hệ thống) chỉ chiếm phần nhỏ trong P&L. Trong khi đó, tỷ trọng kinh doanh với nước ngoài chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều. Khi các khách hàng quốc tế cắt giảm (đơn giản ví dụ FPT mới mở văn phòng ở Michigan vì kì vọng vào Big Three firms, nhưng mới đây các nhà máy oto đã đóng cửa), thì FPT sẽ tổn hại nặng. Điều này chỉ để nói là các doanh nghiệp VN sẽ bị ảnh hưởng xấu. 

Thị trường Châu Âu tăng tốt vào thứ Sáu 20/3/2020, và US futures tăng mạnh hơn 800 điểm. Nhưng vào phiên, thị trường Mỹ yếu dần, trong khi nhờ thanh khoản cải thiện, các nhà đầu tư lại có thể mua trái phiếu để risk-off. 10yr yield giảm về .94%. Trong nước Mỹ, California, NY, Illinois, yêu cầu công dân ở trong nhà. WTI rớt trở lại 8.4% về $23.73/bbl. Vàng tăng giá lên $1,484/t oz, thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh 1,700 gần đây. DJIA chốt phiên mất 913 điểm. 

Cuối tuần, số lượng người chết ở Italy tăng mạnh. Hệ thống y tế của nước này đã bị quá tải nặng, và cứ thêm người bệnh thì nếu tình trạng bệnh suy sụp nhanh (nhất là người già), khả năng người này chết là cao.

Tôi vẫn chờ mua NT2 ở giá tốt - rủi ro đối với NT2 là các nhà máy ở Việt Nam có đóng cửa nhiều đến mức lượng điện tiêu thụ bị suy giảm. Rủi ro này có đáng kể không? Nếu các thị trường tiêu thụ của Việt Nam, như Mỹ và châu Âu đều đóng cửa, lập tức nhu cầu sụp đổ. Bây giờ có vẻ chúng ta chưa thấy rõ điều này, nhưng nếu nó tiếp diễn trong vài tháng nữa, các nhà máy sẽ phải đóng cửa vì chẳng còn ai mua để mà sản xuất nữa. Nhà máy may mặc của KE đã phải đóng cửa khi một đối tác lớn từ Anh tuyên bố ngừng mua hàng, bất kể đơn hàng đã được hoàn thành hay chưa. Trong cái Apparel Market Intel ngày 18/3/2020 mà AJA gửi, H&M soát xét lại các dự phóng, và yêu cầu các nhà cung ứng giữ lại 25% sản lượng trong vòng một tuần. JC Penney đề nghị các nhà máy giữ lại hàng. Urban Outfitters và Lily Pulitzer chuyển các đơn hàng từ hàng Air sang hàng biển. Zara dừng tất cả các đơn hàng mới, và dự trù sẽ giảm số lượng cho các đợt giao hàng kể từ tháng Tư trở đi, etc.

Cho nên, rõ ràng là rủi ro đáng kể. Cho đến khi thị trường nhận ra rủi ro đóng cửa nhà máy, và sản lượng điện phát ra sụt giảm, giá NT2 có thể sẽ giảm. Tuy nhiên, hi vọng là căn bệnh này sẽ sớm qua đi trong một vài tháng tới, và consumption chậm, nhưng sẽ trở lại. Betting vào NT2 có lẽ là an toàn hơn. Tôi nghĩ tôi sẽ stick với việc mua nó khi yield trở nên hấp dẫn hơn nữa. Hiện tại, tôi đang giữ 6000 cổ phiếu NT2 với giá trung bình khoảng 18.

Sáng 23/3/2020, thông tin không lạc quan. Tại Mỹ, các nhà lập pháp thất bại trong việc thông qua Corona Bill một lần nữa. Cái size của gói cứu trợ liên bang liên tục thay đổi theo chiều hướng tăng lên để đối phó với viễn cảnh kinh tế ảm đạm hơn, hiện nay đang là $1.3 Tn. Trong khi đó, số ca nhiễm tại Mỹ tăng vọt, lên 33 nghìn ca, so với chỉ 27 nghìn ca một ngày trước đó, phần nào do việc testing được tăng cường hơn. Trước đây, khá là khó để người có triệu chứng được test. New York state nổi lên là một trung tâm nhiễm bệnh mới, với 15,777 ca nhiễm, tức là gần một nửa của cả nước, tăng 4000 ca so với hôm trước. 

Một số chính trị gia high profile bị nhiễm, trong đó có một US senator, và German chancellor Merkel phải cách ly vì tiếp xúc với một bác sĩ (sau này được xác định là) bị nhiễm bệnh. US futures lại hit limit down. 

Thị trường Việt Nam mở cửa Monday 23/3/2020 trong bi quan. Số người bị nhiễm Coronavirus đến hết chủ nhật là 113 người. Sẽ còn tăng thêm nhiều nữa, vì có số lượng lớn những người Việt Nam ở nước ngoài đang cố gắng trở về trước khi đất nước này có khả năng shutdown các chuyến bay từ/đến nước ngoài. HSX tại thời điểm 9:36 phút sáng khi tôi viết dòng này, giảm 35 điểm, còn 674 điểm. Hôm nay, công ty tôi test làm việc từ nhà. Cấu trúc công nghệ của công ty đặt trên cloud, nhưng vẫn phát sinh các vấn đề về syncing. Chúng tôi phải xem có trở ngại nào, chủ yếu về mặt công nghệ, cho việc làm việc hoàn toàn từ nhà hay không. Ngoài ra, việc giao tiếp từ xa không hẳn là dễ chịu, nhưng nó không phải là chủ đề của việc testing hôm nay.

Trong ngày 23/3/2020, tôi bán nốt 1,000 cổ phiếu MWG (@72.9), và 1,300 cổ phiếu PNJ (@51.2), từ đó hạ tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ xuống 25%.

Trên thế giới, thị trường cổ phiếu Ấn độ ghi nhận mức giảm 13,2%, mạnh nhất trong lịch sử, do lo sợ dịch bệnh đã ngấm ngầm tràn vào trong đất nước đông dân thứ nhì thế giới này, mặc dù chính phủ chỉ ghi nhận chính thức vỏn vẹn có vài ca. BOJ chào mua JPY 800Bn trái phiếu chính phủ. Hàn Quốc cũng sẽ tuyên bố gói chi tiêu chính phủ trị giá KRW 27Tn.

Trong sáng thứ Hai 23/3/2020, Fed công bố gói QE không giới hạn. Thị trường US Futures từ mức giảm điểm limit-down đã hồi nhanh, có lúc tăng mạnh trở lại lên 8%. Tuy nhiên, các nhà lập pháp tại Mỹ đã không đến được một thỏa thuận, trong khi nỗi lo lắng về công ăn việc làm bị mất trong đại dịch tiếp tục đè nặng. 95% capacity trong ngành sản xuất ô-tô tại Mỹ đã phải đóng cửa. Thị trường đang chờ đợi con số jobless claims trong tuần mới sẽ lên tới con số hàng triệu. Trong cuộc đàm phán về Coronavirus bill, đảng Dân chủ muốn có controls về khoản cứu trợ $500 Bn cho các doanh nghiệp bị distressed, chẳng hạn như ngành airlines. Đảng này e ngại một phần số tiền cứu trợ sẽ được chính phủ dành cho các doanh nghiệp được ưu tiên, trong đó có các lợi ích của Tổng thống (đây luôn luôn là một conflict of interests rõ ràng.) Một trong các điều kiện mà các doanh nghiệp này phải đáp ứng nếu muốn nhận được gói cứu trợ là phải giữ lại nhân công. Nhưng đồng thời, the Dems cũng muốn gắn các điều kiện lố bịch trong tình hình nước sôi lửa bỏng này, ví dụ như các Green Conditions như tiếp tục mở rộng solar và wind tax credits. Trong khi đó, số ca tại Mỹ tăng mạnh từ 33k hôm chủ nhật, lên 43k ngày thứ Hai 23/3/2020. Trong số này, số ca tại NY tăng mạnh, lên 20,875 ca do bang này đẩy mạnh hoạt động testing. 28% số test mới đây cho kết quả dương tính, cao hơn nhiều so với mức bình quân 8% của cả nước, theo như một bài báo trên FT. 

Goldman Sachs đã phải bơm $1.8Bn để hỗ trợ cho prime money market funds của bank này. Khác với các money market funds khác đầu tư vào các loại chứng khoán ít rủi ro như trái phiếu chính phủ ngắn hạn, quỹ của Goldman đầu tư vào các commercial papers ngắn hạn.

Rút cuộc DJIA trở lại giảm 582 điểm, tương đương 3%, còn 18,591 điểm. US 10yr yield giảm xuống mức .76% từ mức .94% vào ngày 20/3/2020, cho thấy thị trường trái phiếu chính phủ đã hoạt động tốt trở lại, sau khi Fed bơm thanh khoản. Vàng, tương tự, đã tăng mạnh 5.6% lên $1,566/t oz. Điều này cũng cho thấy thị trường đang có xu hướng risk-off.

Tuy nhiên, trong sáng ngày thứ Ba 24/3, DJIA futures gia tăng do khả năng Bill sớm được, tôi mua thêm NT2 và MWG. NT2 bởi vì với mức lợi suất 15%, và trong tình hình này thì nắm giữ cổ phiếu giàu cash không thể là sai lầm. MWG bởi cổ phiếu này bị bán tháo quá mạnh, và có thể phần nào cho tôi upside - sound a bit conflicting. 

Vào giờ giao dịch tại Mỹ trong ngày thứ Ba ngày 24/3/2020, với triển vọng quốc hội Mỹ sắp đạt được thỏa thuận (và thông qua) Coronavirus Bill trị giá khoảng $2Tn, DJIA tăng 2,112 điểm, mức tăng cao nhất trong vòng gần 7 thâp kỉ qua. US 10-yr gov bond yield tăng nhẹ lên mức .82%, từ .76% hôm trước.

Với Coronavirus bill được Quốc hội thông qua, và sớm sẽ được tổng thống kí, như vậy, nền kinh tế Mỹ có sự trợ giúp cả chính sách tiền tệ (Fed), và chính sách tài khóa (chính phủ). Trong thư của Howard Marks, ông trích dẫn một đoạn phân tích so sánh phản ứng của Fed trong cuộc khủng hoảng 2008 và trong Coronavirus pandemic: Fed đã nhanh chóng tung ra các tools Commercial Paper Funding Facility (CPFF), và Primary Dealer Credit Facility (PDCF) trong đợt này. Với PDCF, dealers có thể kí quỹ equity với Fed và chỉ với 16% haircut và nhận được khoản vay 90-day với lãi suất thấp .25%. Chứng khoán nợ của doanh nghiệp hạng dưới đầu tư (non-investment grade) bị haircut 20%. Ngược lại, trong năm 2008, phản ứng của Fed chậm hơn nhiều. PDCF được tung ra vào tháng Ba, CPFF vào tháng Mười, và đợt mua tài sản quy mô lớn vào tháng Mười Một.

Với các biện pháp cứu trợ tiền tệ và tài khóa, tôi cho rằng thị trường Mỹ không còn xuống sâu được nữa. Downside thấp, trong khi thời tiết chỉ còn khoảng một hai tháng nữa là chuyển sang hè. Nghĩ vậy, trong ngày thứ Tư 25/3/2020, tôi tiếp tục mua NT2 (2000 cp, @ 16.7), và MWG (1000cp, @70.3). Tôi mua NT2 ở giá 16.7 là vì lợi suất của cổ phiếu này hiện ở mức hơn 15%. Tưởng tượng bạn gửi ngân hàng với lãi suất 15%. Điều khác biệt nhất là giá cổ phiếu có thể giảm, còn giá trị của khoản tiết kiệm gửi ngân hàng (bank CD) của bạn thì không, vì không/ít có thị trường cho nó. Nhưng nếu có một thị trường secondary cho CD, chắc tâm lý bạn sẽ thay đổi, và không chắc bạn muốn gửi tiết kiệm nữa đâu. Tôi mua NT2 vì cổ phiếu này gắn với dòng tiền mặt sẽ trả phía sau (cổ tức).
Trong ngày thứ Tư 25/3/2020, VN-Index bật tăng lại lên 690 điểm, từ mức thấp 652 vào ngày thứ Ba 24/3/2020.

Buổi tối, thị trường Mỹ tiếp tục tăng điểm tốt. Nhờ thanh khoản bơm vào thị trường, các thị trường tài chính function trở lại: một dẫn chứng là vàng trở lại tăng giá khi các nhà đầu tư tiếp tục cảnh giá (trước đây mấy hôm, vì cần tiền, các nhà đầu tư bán tất, cả vàng lẫn trái phiếu - thứ duy nhất cần thiết là tiền.) Jim Crammer thường xuyên phỏng vấn với Mnuchin trên CNBC, và một trong những thông điệp ông Bộ trưởng tài chính nói là sẽ giữ thanh khoản trên thị trường. DJIA tăng +495.64, mặc dù trong ngày có lúc tăng mạnh 1154 điểm. 

Tuy nhiên, tình hình tại Việt Nam đang xấu đi. Số ca nhiễm tăng mạnh, với hai điểm dịch mới là quán bar Buddha tại Thảo Điền, D2, và bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội. Khi bạn có lây nhiễm bệnh viện, bạn có một nền y tế thất bại. Bệnh viện phải đóng cửa không chữa được bệnh vì bị lây nhiễm, cũng như cứu hỏa không thể dập đám cháy khi có cháy lớn, hay có hệ thống công an (hành pháp) không hoạt động khi có bất ổn ví dụ về tội phạm. Bất chấp những nỗ lực được đánh giá cao trong việc kiềm chế bệnh tật, sự lan truyền dịch bệnh trong một bệnh viện quan trọng nhất tại Miền Bắc cho thấy sự kém cỏi của hệ thống y tế trong việc đối phó với dịch bệnh bất ngờ, trầm trọng thêm hạ tầng y tế yếu của Việt Nam. 

Ngày thứ Năm 26/3/2020, thị trường Việt Nam tăng điểm chậm lại. Văn phòng chúng tôi liên tục nhắc nhở nhau về nguy cơ bệnh tật đang lan rộng. Hàng ngày, tôi luôn phải mang máy tính văn phòng (work laptop) về nhà, vì sợ nguy cơ thành phố có thể lockdown bất kì lúc nào thì có máy tính để làm việc. VN-Index tăng nhẹ lên 694 điểm, từ mức 692 điểm phiên trước. Tôi có bán 5000 cp NT2 ở mức giá 16.7 trong ngày 26/3/2020, mục đích chính là giảm tỉ trọng. Tôi đang giữ 54% cổ phiếu, và với dịch bệnh đang tăng cao, tỉ lệ này trở nên không an toàn. MWG rớt 5 giá từ mức đóng cửa mạnh 73 phiên trước, còn 68. Tôi dự tính sẽ phải cắt lỗ MWG vào phiên sau, ngay khi T+3.

Tối thứ Năm, weekly initial claims của Mỹ là 3.28 triệu, kỉ lục. Tuy nhiên, thị trường Mỹ vẫn tăng điểm, mặc kệ cho tình hình xấu đi tại NY, NJ. Với mức tăng liên tục trong ba ngày, thị trường cổ phiếu Mỹ đã chấm dứt một bear market ngắn nhất trong lịch sử.  
Sáng thứ Sáu ngày 27/3/2020 giờ Việt Nam, VN-Index tiếp tục tăng nhẹ lên 696 điểm, nhờ hoạt động mạnh của SAB và một vài cổ phiếu vốn hóa cao khác. Tôi phải cắt lỗ bán 1010 cổ phiếu của MWG bằng lệnh ATO, khớp ở mức 65.3. Ổ dịch Bạch Mai tại Hanoi, và Buddha bar tại Saigon tiếp tục lan rộng. MWG bị đóng cửa một số cửa hàng tại khu vực lây nhiễm.

Tối thứ Sáu, thị trường Mỹ bắt đầu yếu đi do bị chốt lời, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng. Số ca nhiễm tại Mỹ đã lớn nhất thế giới, trong đó NY chiếm gần một nửa, là khu vực thảm họa. Trước đây tôi nói với KE là "thử tưởng tượng Lower Manhattan bị lockdown". Bây giờ viễn cảnh này trở nên rất gần. WTI giảm 4.2%, còn $21.65, thấp nhất trong vài chục năm qua - thấp hơn cả giai đoạn 2014-2016. Để trung thực về tình hình kinh tế, tốt nhất cứ nhìn WTI - chả cần phải price war giữa Saudi và Nga, giá dầu lẽ ra cũng rớt. Trước đấy, tech firm Facebook cho thấy doanh số quảng cáo giảm mạnh, thể hiện rằng khách hàng đang cắt giảm chi phí.

Tổng thống Trump đã phải kích hoạt đạo luật Sản xuất Quốc phòng (Defense Production Act) vốn được đưa ra từ thời chiến tranh Triều Tiên, ép công ty GM. Công ty chết tiệt này đã phá sản lên phá sản xuống tới 3-4 lần trong vòng vài thập kỉ qua, lần nào cũng được chính phủ bailed out. Tuy nhiên, trong đại dịch này, công ty hứa một sản lượng máy thở cao (vài chục nghìn chiếc, tôi không nhớ theo biên độ thời gian nào, có lẽ theo tháng), rồi tuyên bố không thể đạt được mức này, và đồng thời đòi một mức giá cao. Tổng thống Trump đã phải viện dẫn đạo luật nói trên để bắt buộc GM phải sản xuất ventilators. Trong khi đó, Tesla tự nguyện tuyên bố sẽ sản xuất. Trong cuối tuần, con số lây nhiễm và chết tại Mỹ tiếp tục tăng cao. Trump nói rằng có thể sẽ phải lockdown bang NY (hay NYC?), NJ, and Connecticut. Số ca tại Mỹ đã vượt qua mốc 100,000 ca, nguyên nhân là do testing được đẩy mạnh. Tại Anh, thủ tướng Boris Johnson đã bị nhiễm virus, trước đó là hoàng tử Charles.

Một đặc điểm tuyệt vời tại các nước tự do dân chủ như Mỹ là nó thiếu bàn tay sắt. Các chính trị gia sẽ liên tục cãi nhau, và dường như thấy khả năng của họ còn chưa đủ. Họ sẽ còn lôi luật sư vào cãi hộ. Thống đốc bang NY Cuomo phản đối dự định quarantine bang NY của tổng thống Trump, cho rằng quyết định này (nếu có) sẽ là illegal. Hàm ý rằng bang này sẽ kiện quyết định của chính phủ nếu bị shutdown.


Cuối tuần 28-29/3/2020, tại Việt Nam, nhà xác bắt đầu lo về công suất, mặc dù về sau công văn này đã bị chính quyền lên án là "làm tâm lý nhân dân hoang mang." 

Ngày thứ Hai 30/3/2020, DJIA hồi phục lại 690 điểm (+3.2%), lên mức 22327 điểm. Tổng thống Trump trước đây cho rằng dân tình có thể ra đường trở lại vào ngày lễ Phục sinh (Easter - 12/4/2020), thì bây giờ chỉ thị social distancing đến cuối tháng Tư. Giá dầu, phụ thuộc nhiều hơn vào demand-supply chứ không phụ thuộc vào gói cứu trợ (vốn dĩ có thể dùng cứu trợ các công ty O&G chứ không phải hỗ trợ giá dầu), tiếp tục giảm. WTI giảm 6.6% còn 20.22/bbl.
Các ngày tiếp theo, thị trường tăng giảm xen kẽ. Thứ ba (31/3/2020) giảm 410 điểm, thứ Tư giảm 973 điểm (-4.4%) xuống 20943 điểm, nhưng thứ Sáu lại tăng trở lại. Tổng thống Trump đã điện đàm với sonuvabitch Putin, và sau đó là MBS, rõ ràng để môi giới một thỏa thuận. Vị tổng thống hâm hít Trump tuyên bố rằng ông hi vọng các nước này sẽ cắt giảm 10 triệu thùng một ngày, lố bịch đến mức phì cười (well, but I like him anyway.) MBS rất bực bội với Nga, và sẽ mất thể diện nếu phải thu hồi quyết định price war. Còn Nga thì thứ nhất vốn dĩ có thói quen làm việc bẩn thỉu không bao giờ tôn trọng các cam kết (ví dụ thỏa thuận cắt giảm, say, 1 triệu thùng một ngày, nhưng trên thực tế vẫn bán dấm bán dúi cho Trung Quốc cao hơn nhiều mức cắt giảm này - tính cách bẩn thỉu vốn có của dân tộc Nga), thứ hai không hề muốn thị phần lọt vào tay người Mỹ. Mỹ, ngược lại không thể cắt giảm sản lượng vì luật nước này cấm các hoạt động dàn xếp giá (và sản lượng), tất nhiên nó sẽ tìm cách vượt qua được cái luật này bằng một cách nào đấy thôi, miễn là động lực phải đủ lớn. Các oilmen cắt giảm sản lượng như thế nào ở Texas là một phần của cái puzzle ba bên Saudi, Nga và Mỹ mới có thể resolve được.

Ngày thứ Năm 1/4/2020, jobless claims lên tới 6.3 triệu người nhưng thị trường để ý hơn vào thỏa thuận O&G của ba nước nên vẫn tăng điểm. Thứ Sáu ngày mai, tổng thống Trump sẽ họp với CEOs các hãng dầu lớn sau cuộc điện đàm với Putin và MBS. Có vẻ như sau đợt giảm giá mạnh, và sau những biện pháp stimulus mạnh mẽ và quyết liệt của Fed, cùng chính phủ, thị trường bắt đầu bớt biến động. VIX đã giảm dần tức mức cao nhất khoảng 84-85 trong những ngày 16-19/3/2020, về mức khiêm tốn hơn ở dưới 60 vào cuối tháng 3/2020. 

Thị trường Việt Nam bắt đầu có hồi phục nhẹ trong vài ngày gần đây, nhưng tôi vẫn cắt giảm tỉ trọng.


Trong quỹ chúng tôi, KE đã làm một việc là bán đi một vị thế quan trọng với mức giá ngớ ngẩn. Tôi không thể nghĩ rằng quỹ có thể hành động ngu xuẩn như thế - I think we lost our cool. Tôi sẽ rất khó có thể nói chuyện với người khác rằng chúng tôi khá đặc biệt khi nhìn công ty được nữa. Tôi nghĩ chúng tôi hành động như những tay amateur hạng bét.





Food for thought: 
Một suy nghĩ nảy sinh, và ngày càng làm tôi lo lắng, trong những ngày qua là về macro - mặc dù thú thật tôi không nghĩ mình có strong background về macroeconomics. Nhưng ai mà dám tự nhận mình giỏi về macro - tôi không biết có ai dám tự nhận là họ biết cách model một nền kinh tế hay không. 

Một quyển sách rất tuyệt vời về business cycles của Lars Tvede đã đưa người đọc quay trở lại về nhiều thế kỉ bắt đầu nghiên cứu về kinh tế học của loài người, tập trung về khía cạnh cycles. Trong đó, các nhà kinh tế học nhận thấy rằng, mặc dù lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế là không đổi, nhưng nếu vòng quay của tiền càng lớn, thì có vẻ như lượng tiền trong nền kinh tế càng nhiều (hay thanh khoản của nền kinh tế càng cao), và các thành phần kinh tế đều cảm giác là mình có nhiều tiền hơn. Từ đó, chúng ta có một công thức nổi tiếng:
MV=PQ.

Cuốn sách đề cập tới trong cuộc khủng hoảng 1906, khi banks ngừng cho vay vì sợ bị bank runs, JP Morgan đã đề xuất một giải pháp là banks lấy phần dự trữ (bắt buộc) của mình để đưa tiền vào lưu thông - luận điểm của ông là dự trữ bắt buộc là phần cushion cho những tình huống khẩn cấp. Cuộc khủng hoảng này chính là một dịp khẩn cấp để sử dụng phần cushion này. Ông có một giải pháp khác trong trường hợp tiền mặt không có trong tay: banks có thể đưa cho người cần tiền các "receipts", vốn nói rằng họ có một lượng tiền mắt nhất định, để thanh toán. Trong một cuộc điều trần vào đâu đấy đầu những năm 2000s, Alan Greenspan nói rằng "Fed đang gặp khó khăn trong việc định nghĩa thế nào là tiền." Câu tự thú này của làm kinh ngạc một số nhà lập pháp trong Quốc hội, một người sau đó đã hỏi rằng "Fed, với tư cách là một ngân hàng trung ương, điều tiết tiền trong nền kinh tế, lại không hiểu thế nào là tiền?" Alan Greenspan, hoàn toàn thoải mái, xác nhận lại rằng "đúng, chính xác là chúng tôi không biết thế nào là tiền." Trong ví dụ này, receipts của JP Morgan là một dạng tiền. Bạn còn có nhiều loại khác có thể được coi là tiền trong nền kinh tế, như các gift cards, coupons, hay một thứ rất phổ biến trong business class, là airlines miles. 

Bây giờ thử tưởng tượng điều gì xảy ra trong nền kinh tế bị đóng cửa vì Coronavirus? Bỗng nhiên người tiêu dùng ở trong nhà, họ không còn tiêu thụ các sản phẩm của airlines, khách sạn, nhà hàng được nữa. Vì social distancing, họ đâu cần trưng diện với ai, nên người tiêu dùng cũng không cần mua quần áo nữa. Đấy là lý do các hãng thời trang hủy đơn hàng với các nhà sản xuất tại Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh, etc. Nhiều công ty đối mặt với tiêu dùng giảm sút, lập tức cũng ngừng chi tiêu. Họ cũng không thể xúc tiến thương mại với các đối tác được nữa - họ không thể gặp trực tiếp gặp khách hàng. Bạn có thể tranh cãi rằng họ hoàn toàn có thể gặp khách hàng qua teleconference. Nhưng bao nhiêu công ty sẵn sàng kí kết với đối tác mới khi chỉ tiếp xúc với họ qua teleconference? Có thể nhiều trong thời kì kinh tế thịnh vượng, khi họ hưng phấn. Nhưng trong bối cảnh lo lắng, chắc chắn nhiều bên sẽ chọn nói không. Các doanh nghiệp bắt đầu nói không với tiêu dùng. Hơn nữa, chuỗi cung ứng bị gián đoạn do dịch bệnh, công việc không còn nhiều như trước. Thế là bỗng nhiên người tiêu dùng, ngoài việc social distancing, họ đối diện với khả năng bị thất nghiệp. Họ không tiêu dùng nữa. Công ty cũng ngừng tiêu dùng - họ cố gắng cắt giảm tồn kho, thu hồi tiền nợ (receivables) để giảm nhu cầu với working capital, và chắc chắn là sẽ cắt giảm capex. Các dạng tiền phái sinh, như receipts, airlines miles cũng không còn được lưu thông nữa.  Trước kia kinh tế thịnh vượng, bạn có thể mua/đổi lấy dịch vụ bằng "airlines miles". Bây giờ, các công ty nói "xin lỗi, chúng tôi cần quý vị trả tiền mặt cơ."

Sau vòng xoáy này, chúng ta có vòng quay của tiền bằng 0. Trước đây chúng ta có một cái multiplier, khi vòng quay của tiền nhanh làm gia tăng lượng tiền trong hệ thống. Bây giờ, cái multiplier có tác dụng ngược lại. Fed đang bơm vào nền kinh tế vô hạn lượng tiền. Chính phủ cố gắng kích thích nền kinh tế. Nhưng liệu ngần đấy có đủ đối với vòng quay tiền của nền kinh tế thực (Main Street) - chứ không phải thị trường tài chính, nơi người ta đưa giấy từ chỗ A sang chỗ B, hay không? Tôi nghi ngờ là không đủ - chưa bao giờ nền kinh tế hiện đại đối diện với một thảm họa vô tiền khoáng hậu như này. Tuy nhiên tôi không chắc lắm. 

Bên ngoài những yếu tố nói trên, chúng ta thấy có các đánh giá xấu đối với globalization.  Các công ty thấy hệ quả của việc outsourcing ra các quốc gia như Trung Quốc, hay Ấn Độ là họ không còn có thể nắm trong tay materials khi cần thiết. Các tiếp cận như Just-in-time Inventory bỗng nhiên tỏ ra là rất mong manh trong bối cảnh có các xáo động bất chợt, cho dù đó là hệ quả của bệnh dịch, hay do các rủi ro địa chính trị. Bỗng nhiên Mỹ thấy rằng việc nền y tế nước này phụ thuộc vào lượng các dược chất nhập khẩu từ Trung Quốc là quá rủi ro cho an ninh quốc gia. Tiếp theo trade wars, họ có xu hướng dịch chuyển về nhà, nhất là US manufacturing ngày càng trở nên hiệu quả trong vài thập niên gần đây. Xu hướng là các doanh nghiệp bắt đầu tăng tỷ trọng phần sản xuất tại Mỹ - back to home. Globalization sẽ bị co hẹp lại. 

Việt Nam có thương mại (tổng xuất và nhập khẩu) chiếm 200% GDP của đất nước này. Xáo động do Coronavirus là cú móc hàm chết người cho nền kinh tế này - nếu nền kinh tế các nước Âu và Mỹ ngừng lại, thì nền kinh tế với 200% GDP phụ thuộc vào trade sẽ đóng băng hoàn toàn. Các doanh nghiệp Mỹ sẽ đối diện với làn sóng phá sản nếu không được chính phủ Mỹ và Fed cứu trợ. Các doanh nghiệp Việt Nam, với balance sheet yếu hơn, và chính sách hỗ trợ kém hơn của nước này, sẽ sụp đổ nhanh hơn. Thất nghiệp sẽ tăng, tổng cầu giảm (và tổng cung cũng giảm, nếu trong thời gian tới đất nước bị lockdown để chống dịch bệnh.) Trong tình hình này, có nên rất rất thận trọng với equity không? Chắc chắn là rất có, và valuation có thể còn rẻ hơn nhiều nữa.

Nhưng trong dài hạn, xu thế đi xuống của globalization sẽ ảnh hướng xấu thế nào đến nền kinh tế Việt Nam là một điều tôi chưa mường tượng ra được.

Một điều khác là thay đổi cấu trúc của nền kinh tế, trong đó, chính phủ sẽ có vai trò lớn hơn. Điều này, empirical research, cho thấy rằng một khi chính phủ to hơn, sẽ mất rất lâu để nó có thể nhỏ lại. Một ví dụ để chính phủ nhỏ lại là cần đến một bàn tay sắt của người đàn bà thép Margaret Thatcher khi đã khôi phục tự do cho nền kinh tế thị trường, privatize các công ty trước thuộc sở hữu nhà nước. 
https://www.economist.com/briefing/2020/03/26/rich-countries-try-radical-economic-policies-to-counter-covid-19


https://www.wsj.com/articles/coronavirus-puts-political-leaders-at-risk-11583958738?mod=searchresults&page=1&pos=4 https://www.wsj.com/articles/democracy-dictatorship-disease-the-west-takes-its-turn-with-coronavirus-11583701472

https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-03-07/putin-dumps-mbs-to-start-a-war-on-america-s-shale-oil-industry?sref=GSswwHiD

https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-03-07/saudis-plan-big-oil-output-hike-beginning-all-out-price-war?sref=GSswwHiD

https://www.wsj.com/articles/traders-caught-in-market-downdraft-are-forced-to-unwind-leveraged-strategies-11584050260

https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-03-13/wall-street-gets-blindsided-by-the-coronavirus-meltdown